TRƯỜNG CŨ NGƯỜI XƯA (8)

Logo TS cung nhau

HNg Vu Ngo Cuong 1CƯỜNG GÀ ĐỔI TÊN

Kính thưa quí Cụ, 

Cái tên Cường Gà bây giờ em chán rồi ! Bởi vì mỗi lần gặp các bà nhìn em với con mắt “khinh bỉ” vì tưởng em “mau như gà”. Từ đây các bác đến chơi em chỉ đãl “Dê” và mong các bác cho em tên mới : “Cường Dê” xin đa tạ

Cường Dê tự Gà, bí danh anh Vọi

Làm gì mà thay đổi nhanh như chong chóng thế này ! Tên và Bí danh ở đâu cho đủ mà đặt cho you ?!. HNg Ph Thiet Dung 1Anh VỌI,  Cường GÀ,…. bây giờ là Cường DÊ…    

Chừng nào mà có tên mới là CƯỜNG DÂM…  xin các YAMAHAM HNC trước khi ghé thăm LOOMIS phải hỏi hắn…  xem coi hắn đãi món gì nhé !!!! Lúc đó chỉ thấy PHOTO…. CƯỜNG DÂM LOOMIS đang ở trong chuồng….  thì bảo đảm… sẽ có món SPECIALTY NGẦU PIN TƯƠI ngâm rượu thuốc  !!!!!

Dũng Dialu

Sẽ đãi chỉ dê, đàn dê của em nếu sản xuất tốt

Cường Dê

9 Chua Ky Quang 1TỪ CHS HỒ NGỌC CẨN

ĐẾN KHOÁC ÁO THẦY TU

THẦY THÍCH THIỆN CHIẾU

NUÔI  HƠN 200 TRẺ MỒ CÔI 

Trang Hồ Ngọc Cẩn Group không thể không nói đến nhà sư Thích Thiện Chiếu, hiện đang trụ trì tại chùa Kỳ Quang 2 ở số 154/4A Lê Hoàng Phái, P.17, Q.Gò Vấp (xem bản đồ đính kèm). Bởi vì, nhà sư Thích Thiện Chiếu trước đây cũng từng là cựu học sinh trường trung học Hồ Ngọc Cẩn, của chúng ta từng theo học.

Và để nói về Thượng tọa Thích Thiện Chiếu không gì bằng chuyển tiếp chuyện thật việc thật của thầy qua các báo trong những những năm gần đây. Xin mời đọc (Admin)

Vị sư già và hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi ở Sài Gòn

9 Chua Ky Quang 2Video : https://youtu.be/lsYcDNPEMf

Hơn 20 năm qua, gần 200 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi được thầy Thích Thiện Chiếu (trụ trì chùa Kỳ Quang 2) chăm sóc, nuôi dưỡng.

136 em khuyết tật bẩm sinh và 69 em lành lặn bị cha mẹ bỏ rơi đều được sư thầy Thích Thiện Chiếu (trụ trì chùa Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp) nuôi dưỡng với tình yêu thương vô bờ bến.

“Ầu ơ, dí dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi / Khó đi cha dắt con đi, con đi đường học, cha tu ở chùa…”, lời ru ngọt ngào của sư thầy Thích Thiện Chiếu khiến những phật tử đến thăm bùi ngùi xúc động.

“Các con có duyên với chùa”

Vừa nghe thấy giọng của thầy đằng xa, hơn chục em nhỏ đang tập viết đồng thanh: “Chúng con chào thầy Cả (tên thân mật những đứa con gọi thầy Thiện Chiếu)” rồi tíu tít chạy ùa đến ngã vào lòng thầy như những đứa trẻ mong mẹ đi chợ về. Thầy ôm hôn từng đứa một, hỏi các em nay tập viết được chữ nào rồi lại nô đùa cùng bọn trẻ.

Thầy Thiện Chiếu cho biết, hiện thầy vừa làm cha, làm mẹ của 205 em nhỏ, trong đó chỉ có 69 em bình thường, còn lại đều dị dạng hoặc khuyết tật bẩm sinh (mù, câm, điếc, bại não, não úng thủy,…). 9 Chua Ky Quang 3Đều do cha mẹ mang đến đặt trước cổng chùa hoặc ở chính điện.

Nâng niu vỗ về đứa trẻ có đôi mắt long lanh trên tay, thầy Thiện Chiếu giới thiệu đây là đứa con đặc biệt nhất ở chùa, thầy nhớ mãi hoàn cảnh khi ẵm về. Khi đó điện thoại thầy có tin nhắn với nội dung : Con không thể đem con đến chùa được, xin thầy mở lòng từ bi đến trước bệnh viện nhân dân Gia Định ẵm bé về chăm sóc để bé nên người.

Xúc động khi đọc tin nhắn ấy, thầy Thiện Chiếu đến ngay bệnh viện ẵm bé về đặt tên là Kiến Tánh.

Đến nay, Kiến Tánh đã được 3 tháng 10 ngày tuổi. Thầy giải thích, tên bé có nghĩa là thấy được những gì tốt đẹp, còn trong nhà Phật tức là đã thành Phật.

Thầy tâm sự : “Không có cha mẹ nào nỡ bỏ con mình đâu. Tất cả các con đều có duyên với chùa, có duyên với thầy nên giờ mới ở đây. Thầy nuôi dưỡng các con như hóa giải oan trắc của cuộc đời”.

9 Chua Ky Quang 4

Đa phần các em đều được thầy chăm sóc từ lúc mới lọt lòng, thậm chí có em mới sinh còn chưa được cắt rốn cũng được người nhà đặt ở chính điện.

Tất cả đều được thầy đích thân làm giấy khai sinh và đi học khi đủ tuổi: “Đến nay, có những em lớn lên trong này, học xong 12, học được cái nghề, rồi nên duyên cùng nhau dọn ra ngoài sinh sống nhưng thường xuyên về thăm chùa. Với thầy, đó là những niềm vui khôn xiết”.

‘Con ai đem bỏ chùa này, xem ra thì giống con thầy, thầy nuôi’

Đó là câu hát ru quen thuộc của thầy Thiện Chiếu với thiên thần nhỏ của mình. 9 Chua Ky Quang 5“Được làm cha, làm mẹ của các con với thầy là hạnh phúc, là nhân duyên phát sinh từ kiếp trước. Các con được ra đời là điều tuyệt vời, được nuôi dưỡng các con thì tuyệt vời hơn”.

Thầy Thiện Chiếu cho biết, bắt đầu từ năm 1994, thầy xin phép chính quyền địa phương cho mở một Trung tâm từ thiện chăm sóc 20 em bị khuyết tật. Đến năm 2000 thì có cả những em bé bình thường được bỏ ở đây. Cứ vậy, hiện nay chùa đang nuôi dưỡng và chăm sóc 205 em. Tất cả đều rất đáng thương bởi chính bậc sinh thành không muốn bảo bọc các em nữa nên mang đến phó thác cho chùa.

Nhờ sự góp sức của các nhà hảo tâm góp của cùng những tình nguyện viên góp công và tấm lòng nhân ái của thầy Thiện Chiếu mà các em nhỏ ở đây đã trưởng thành và có thể tự bước ra cuộc đời trên đôi chân của mình.

9 Chua Ky Quang 6Bà Nguyễn Thị Cuộng (54 tuổi, quê Tây Ninh) đang chăm sóc cho các em bị não úng thủy tại đây chia sẻ, năm 1997 bà đến chùa để thăm người em khiếm thị mà dì bỏ ở chùa, thấy nhiều trường hợp thương tâm khác nên xin sư thầy trụ trì cho ở lại, đến nay đã được 19 năm.

Khi được hỏi về những ngày tháng lớn lên trong chùa, em Trần Xuân Thủy (16 tuổi) nghẹn ngào : “Em nghe Cả kể lại em và anh trai sinh đôi bị bỏ rơi khi mới 7 ngày tuổi. Lúc đó, hai anh em cộng lại nặng có hơn 2 ký nên chẳng ai dám nhận nuôi mà để trước cổng làng SOS, Cả thấy thương nên Cả mang về chùa”. (theo Vũ Phượng)

H1-2: Thượng tọa Thích Thiện Chiếu trong một buổi họp mặt Tất Niên trên sân trường cũ (Hồ Ngọc Cẩn nay là trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu) cùng các đồng môn xưa. 9 Chua Ky Quang 7H3: Hình ảnh chùa Kỳ Quang 2

H4: Sư thầy Thích Thiện Chiếu và các em bé chẳng may bị bệnh khi sinh ra được bỏ lại chùa. H5: Bé Kiến Tánh có đôi mắt long lanh nhanh nhẹn được thầy Thiện Chiếu nuôi dưỡng H6: Nhiều em bị cha mẹ bỏ từ lúc mới lọt lòng H7: Sư thầy và hai bé gái sinh đôi Trinh Nương và Xuân Nương (được thầy đặt để nhớ đến bà Triệu Thị Trinh)

H8: Nhóm tình nguyện viên người nước ngoài vui chơi với các em nhỏ bị khuyết tật H9: Thầy Thiện Chiếu chăm sóc và yêu thương các em như con ruột

Logo tai lieu

9 Ho Ngoc Can 1ĐA MINH MARIA

HỒ NGỌC CẨN

– Giám quản tông tòa Giáo phận Bùi Chu (1935 – 1948)

– Giám mục phó tông tòa Giáo phận Bùi Chu (1935)

Đa Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn (1876 — 1948) là Giám mục người Việt tiên khởi của giáo phận Bùi Chu, Giáo hội Công giáo Việt Nam Giám mục người Việt thứ hai. Khẩu hiệu Giám mục của ông là :

“Hết tình nhẫn nhục và tận tâm giáo huấn”. Ông không chỉ là một Giám mục Công giáo mà còn là một nhà đạo đức, nhà văn hóa-giáo dục, nhà sư phạm lỗi lạc của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX

Thân thế và bước đầu tu tập

Ông tên thật là Hồ Ngọc Ca, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1876, tại xứ đạo Ba Châu (làng Vĩnh Lưu, xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên), là con đầu của ông Giuse Hồ Ngọc Thi và bà Anna Nguyễn Thị Đào. Khi rửa tội, ông lấy tên thánh là Đôminicô (Dominique), nay gọi là Đa Minh. Ông còn có một người em trai tên là Hồ Ngọc Vịnh.

Thân thế họ nội của ông ở làng Cổ Thành, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị không theo Công giáo. Cha ông vì hoàn cảnh riêng, vào lập nghiệp ở Thừa Thiên và cải đạo tại đây. Lúc sinh thời, cha của ông làm nghề đông y, kiêm nghề giáo làng, vì thế ông được thừa hưởng từ nhỏ một sự giáo dục cơ bản về chữ Hán cũng như các kiến thức y dược và tinh thần yêu mến văn hóa quê hương. Điều này về sau đã có ảnh hưởng lớn đến vị Giám mục và nhà văn hóa Hồ Ngọc Cẩn trong tương lai.

9 Ho Ngoc Can 2Do cha mất sớm, mẹ đem ông và người em trai về sống tại quê ngoại ở làng Trường An (còn có nghệ danh là Phường Đúc, vì làng này chuyên nghề đúc đồng nổi danh xứ Huế), họ đạo Trường An, giáo xứ Thợ Đúc, thuộc huyện Hương Thủy, cùng tỉnh Thừa Thiên. Năm 1889, ông vào học tại Tiểu chủng viện An Ninh, ở Cửa Tùng, Quảng Trị.

Năm 1891, ông được Linh mục Eugène Marie Joseph Allys (tên Việt là Lý, về sau trở thành Giám mục Giáo phận Huế, Linh mục Chánh xứ Phú Cam (Huế) nhận làm con nuôi. Ngày 5 tháng 8 năm 1896, ông vào học tại Đại chủng viện Phú Xuân – Huế. Năm 1898, ông đổi tên thành Hồ Ngọc Cẩn.

Cuộc đời truyền giáo

Ngày 20 tháng 12 năm 1902, ông thụ phong chức Linh mục lúc mới 26 tuổi. Từ năm 1903 đến 1906, ông nhậm chức Linh mục phó giáo xứ Kẻ Văn (nay thuộc xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Từ năm 1907, ông là linh mục chánh xứ Kẻ Hạc (nay thuộc xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình)

Tháng 9 năm 1910, ông được cử làm giáo sư tại Tiểu chủng viện An Ninh và là một giáo sư người Việt Nam đầu tiên giảng dạy tại chủng viện Công giáo. Ông dạy các môn Latin, Pháp, Toán, Việt với một phương pháp sư phạm rất tiến bộ, dễ hiểu, dễ nhớ, trình bày rất rõ ràng, sáng sủa khiến cho học trò rất thích thú.

Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm cha Sở họ đạo Trường An, cùng với Giám mục Eugène Allys Lý xây dựng Dòng Thánh Tâm (Institution Coeur) tại Trường An (Huế). Năm 1924, ông được cử làm Bề trên tiên khởi của Dòng.

Linh muc 3Ngày 12 tháng 3 năm 1935, Giáo Hoàng Piô XI ký sắc phong ông làm Giám mục phó Giáo phận Tông tòa Bùi Chu. Lễ tấn phong Giám mục hiệu tòa Zenobis diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 1935 tại nhà thờ Phú Cam, Huế, do Khâm sứ Columban Dreyer chủ phong với sự phụ phong của hai Giám mục Chabanon Giáo (Giáo phận Huế) và GB Nguyễn Bá Tòng (Giáo phận Phát Diệm), cùng với sự chứng kiến của cựu Thượng thư Nguyễn Hữu Bài.

Ông trở thành vị Giám mục người Việt thứ 2 sau Giám mục GB Nguyễn Bá Tòng và là Giám mục đầu tiên được thụ phong trong nước. Sau khi thụ phong, ông lấy tên thánh Giuse vì thế trong một số tài liệu ghi tên đầy đủ của ông là Giuse Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn (Giuseppe Dominique Hồ Ngọc Cẩn).

Ngày 17 tháng 6 năm 1936, ông chính thức trở thành Giám mục Việt Nam tiên khởi của Giáo phận Tông tòa Bùi Chu, kế vị Giám mục chính Pedro Muzagorri Trung vừa qua đời. Ngày 8 tháng 9 năm 1946, ông cho lập dòng tu Chị em con Đức Mẹ Mân côi Bùi Chu (còn gọi là Dòng Nữ Ðức Mẹ Mân côi).

Ngày 27 tháng 11 năm 1948, ông qua đời sau 13 năm cai quản Giáo phận, hưởng thọ 72 tuổi và được an táng tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu.

Trong dịp lễ tang ông, có ông Nguyễn Văn Ninh, chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh Nam Định với xứ ủy thay mặt Hồ Chủ tịch cùng các cơ quan chính quyền địa phương, chính quyền còn cử một đội quân danh dự túc trực bên linh cữu của Giám mục.

9 Ho Ngoc Can 3

Về phía Phật giáo có đại biểu Thượng tọa Thích Bảo Long cùng nhiều vị tăng ni Phật tử tới tham dự thánh lễ tiễn đưa Giám mục về nơi an nghỉ cuối cùng.Thi hài Giám mục an táng tại Nhà thờ chính tòa Bùi Chu

Sự nghiệp văn hóa

Không chỉ là một Giám mục được giáo dân yêu quý, ông còn là tác giả nhiều sách đạo và sách học, như các sách về ngữ pháp Latin và tiếng Pháp,9 Ho Ngoc Can 4 sách giáo khoa Toán và Văn học Việt Nam.

Trong thời gian 10 năm là Bề trên của Dòng Thánh Tâm, ông đã cho mở 4 trường tiểu học bổ túc do các sư huynh trong Giáo đoàn đảm nhận giảng dạy tại Trường An, Kim Long, Phú Cam và Lại Ân cho các chủng sinh trước khi vào Chủng viện. Ông cũng cho mở nhà in “Thánh Tâm” (lúc đầu gọi là Trường An ấn quán) để in sách báo, tài liệu Công giáo của Giáo phận Huế. Thượng thư Nguyễn Hữu Bài đã dâng cúng thửa vườn và nhà cửa để lập cơ sở này.

Năm 1937, ông cho lập trường tiểu học Trung Linh. Từ năm 1938, ông đã cải tổ Tiểu chủng viện theo chương trình mới, để đào tạo linh mục. Năm 1937, khai trương Đại chủng viện từ Bùi Chu, qua Phú Nhai, rồi tiến tới Đại chủng viện Quần Phương vào năm 1940, 9 Ho Ngoc Can 5một chủng viện đầu tiên do giáo sĩ Việt Nam điều khiển.

Tên ông từng được đặt tên cho cho một trường Trung học tại Giáo xứ Lục Thủy, thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định được thành lập năm 1949. Sau năm 1954, trường dời vào Nam, vẫn lấy tên là Hồ Ngọc Cẩn, với trụ sở chính thức tại Bà Chiểu, Gia Định. Sau năm 1975, trường đổi tên thành trường Nguyễn Đình Chiểu, cho đến ngày nay.

Ngoài ra, tên ông còn được đặt cho một con đường ở Sài Gòn từ năm 1967. Tên đường này vẫn được giữ cho đến ngày nay, thuộc địa bàn phường Tân Thành, quận Tân Phú từ năm 2010 (xem bản đồ). (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

SG cao boi gia 1Chú thích (H1) : Hình chụp giáo sư HNC năm xưa (ngồi giữa trung tâm hàng đầu từ trái, thầy Thịnh giám học, thầy Hiếu hiệu trưởng, thầy Bằng giám học, hai bên trái phải hàng đầu là những bóng hồng trường ta năm xưa, những cô giáo xinh đẹp của chúng ta (nói lén, và những bóng hồng của những thầy luôn) thời đó, hai hàng sau đứng là giáo sư, giám thị, tổng giám, toàn trường. (H2) : Hình chụp hơn 30 năm sau

Cao Bồi Già tổng hợp chuyển tiếp

LM TRẦN ĐỨC HUYNH

NGƯỜI CHA ĐẺ

TRƯỜNG “HỒ NGỌC CẨN”

Linh Mục Anrê Trần Đức Huynh, Nguyên Hiệu Trưởng Trung Học Hồ Ngọc Cẩn, Nguyên Giám Đốc Các Trung Học Tư Thục Bùi Chu, Nguyễn Bá Tòng Và Hưng Đạo, đã qua đời lúc 8 giờ tối ngày 18/12/2007, tại nhà Hưu dưỡng Bùi Chu, thuộc thành phố Garden Grove, Quận hạt Orange, California, hưởng thọ 88 tuổi và đã phục vụ Giáo hội 60 năm trong thiên chức linh mục.

Linh mục Trần Đức Huynh sinh ngày 23/11/1920 tại Ứng Luật, Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm. Ngay đầu thập niên 30 trong thế kỷ trước, ngài từ Giáo phận Phát Diệm sang Bùi Chu xin đi tu. Sau khi hoàn tất hai năm triết học tại đại chủng viện Quần Phương, thầy Trần Đức Huynh được cử về tiểu chủng viện Ninh Cường để hướng dẫn và dậy tiếng La-Tinh cho một lớp đàn em. Chính thời gian này là cơ hội giúp thầy lưu tâm đến vấn đề giáo dục.

Ngày 4/8/1947 thầy Huynh lãnh chức linh mục tại thánh đường Tòa Giám mục Bùi Chu do Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn, giám mục Giáo phận Bùi Chu ban. Sau đó ngài làm linh mục phó xứ Lạc Đạo, huyện Nghĩa Hưng. Vì tha thiết với giáo dục từ lúc còn học tại chủng viện, linh mục Trần Đức Huynh cùng với linh mục Phạm Châu Diên được Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi uỷ thác nghiên cứu để thiết lập một trường trung học cho tỉnh Bùi Chu mới thành lập.

Năm 1950 Đức Cha Phạm Ngọc Chi cử cha Huynh làm Hiệu Trưởng trường này, lấy tên là Trường Trung Học Hồ Ngọc Cẩn. Ban đầu là một trung học tư thục, số học sinh niên khóa đầu 1950-1951, gần một ngàn, từ lớp đệ thất đến lớp đệ tam.

Với kinh nghiệm làm việc, cha Huynh đã đặt kế hoạch vận động mạnh cho trường Hồ Ngọc Cẩn được tồn tại và trở thành công lập.

Mùa hè năm 1954, khi cảm thấy trường Hồ ngọc Cẩn có nguy cơ phải bỏ tỉnh Bùi Chu vì tình hình chiến cuộc và cuối tháng 7/1954 linh mục hiệu trưởng đã chuyển toàn bộ hồ sơ của trường vào Sàigòn; và sắp xếp để trường được mở cửa lại tại Sàigòn trong khu nhà thờ Huyện Sĩ.

Do đó trường Hồ Ngọc Cẩn đã có điều kiện mở cửa lại sớm nhất so với các trường trung học từ Bắc di cư vào Nam.

Sau hai niên khóa tọa lạc tại khuôn viên nhà thờ Huyện Sĩ, trường Hồ Ngọc Cẩn được bộ Giáo Dục dời về tỉnh lỵ Gia Định, chiếm một trường tiểu học đã được sửa sang lại và xây thêm.

Nhận thấy trường Hồ Ngọc Cẩn đã qua được mọi khó khăn, an nhiên và vững vàng trong sinh hoạt giáo dục, linh mục Trần Đức Huynh đã chuẩn bị sẵn sàng từ đầu niên khóa 56-57 để rời khỏi trường trung học Hồ Ngọc Cẩn. Trường Hồ Ngọc Cẩn được giữ cho tới ngày 30/4/1975 thì bị xóa tên.

Tiếp tục công tác giáo dục như là một sở trường, linh mục Trần Đức Huynh đã nắm giữ ba chức giám đốc của ba Trường trung học lớn và danh tiếng nhất đó là trung học tư thục Bùi Chu, trung học tư thục Nguyễn Bá Tòng và trung học tư thục Hưng Đạo.

Trung học tư thục Hưng Đạo, tọa lạc tại 125 và 115 đường Cống Quỳnh Saigon. Đây là một tư thục mở ra vì mục đích phát triển văn hóa, tìm một hướng tiến lên theo đà tiến triển của các quốc gia văn minh nhất thế gới như Mỹ, Anh, Thụy Sĩ. Với sự điều hành của Giáo sư Nguyễn Văn Phú, tới niên khóa 1974-1975 chỉ kể các lớp 12 tại trường Hưng Đạo lên tới bốn mươi (40) lớp.

Tuy bỏ nước ra đi đột ngột, mất mát tất cả những gì cao quý đáng giá đang xây dựng được, linh mục Trần Đức Huynh vẫn bình tĩnh quay về chăm lo bổn phận của một giáo sĩ, lãnh trách vụ quản nhiệm cộng đoàn tại một giáo xứ ở San Antonio, Texas từ năm 1975.

Qua thời gian ban đầu lận đận của một người tỵ nạn, cha Huynh đã nặng lòng nhớ tới những người thân cận còn kẹt lại ở Việt Nam, ngài tìm mọi cách để liên lạc, tận tình giúp đỡ. Linh mục Trần Đức Huynh dồn tất cả nỗ lực để yểm trợ Giáo hội Công giáo quê nhà. Cha đã vận động mọi giáo dân Việt Nam ở hải ngọai hình thành quỹ “bảo trợ ơn thiên triệu” để gửi về Việt Nam duy trì các chủng viện, giúp đỡ các chủng sinh có điều kiện theo ơn gọi làm linh mục.

Trong Lễ Ngân Khánh của ngài được tổ chức vào ngày 3/8/1997, cha nói  “Thâm tâm, tôi chỉ muốn ngày này được đánh dấu bằng những sinh hoạt thuần túy tinh thần, thiêng liêng mà thôi.”

Mười năm sau, ngày 5/8/2007, Lễ Ngọc Khánh của ngài đã được tổ chức đơn giản tại Trung Tâm Công Giáo, Giáo Phận Orange. Tất cả số tiền thu được đều dành cho nhà Hưu dưỡng Bùi Chu.

Hình ảnh người Mục Tử ở tuổi “bát tuần” ngày ngày cặm cụi bên máy điện toán với hàng chồng sách báo, tài liệu, hình ảnh la liệt chung quanh trong một căn phòng nhỏ, chật chội thiếu tiện nghi đã tạo nên những xúc động lớn cho những ai có dịp ghé thăm ngài. Đấy là một căn phòng chỉ đủ kê chiếc ghế Lazy boy để nghiêng vì ngài không nằm ngủ bình thường được do bệnh xuyễn kinh niên; mấy kệ sách, một bàn nhỏ cho dàn computer, một quạt máy, hai chiếc ghế không vách dựa, mà khi không có khách, ngài có thể lùa vào gầm bàn để có đường di chuyển lúc vào ra.

Lối sống ấy đã bám sát đời ngài từ khi còn ở miền Bắc qua những năm tháng tiếp tục làm Hiệu Trưởng trường Hồ Ngọc Cẩn được di chuyển vào Nam, làm Giám Đốc điều hành hệ thống ấn loát và các cơ sở giáo dục tư thục Nguyễn Bá Tòng và Hưng Đạo tại thủ đô Saigon….. cho tới thời gian về hưu dưỡng tại Orange thuộc miền Nam California.

Ngày 18/12/ 2007, cha đã đến dự bữa cơm trưa thân mật tại một nhà hàng, với khỏang 10 môn sinh, hầu hết trên dưới 70 và cũng đã thành danh. Ngài chỉ dùng 2 chén cháo, từ tốn ngồi nghe chuyện và nhỏ nhẹ trả lời những câu hỏi của anh em. Và ngài đã đột ngột ra đi vĩnh viễn lúc 8 giờ tối, sau khi hòan tất dâng Thánh Lễ tại nhà Hưu dưỡng, để lại bao lưu luyến tiếc thương của mọi người. Giờ đây ắt hẳn ngài đang huởng tôn nhan Thiên Chúa, Đấng mà ngài đã hết lòng phụng sự.

HNg Bui Van Viet 1Từ năm 1950, linh mục Trần Đức Huynh – đúng ra phải nhớ tới ĐGM Phạm Ngọc Chi và LM Trần Đức Huân – đã tạo cơ hội cho hàng ngàn thanh thiếu niên thôn quê bước vào trung học làm cái đà tiến lên đại học và sau đại học.

Môn sinh của ngài hiện nay có tới hàng chục ngàn. Họ là những chuyên gia thuộc mọi tôn giáo, có mặt ở khắp mọi lãnh vực, có danh phận ở trong và ngòai nước. Điều đáng nói hơn cả là, theo gương người thầy khả kính, họ biết đem tài năng phụng sự xã hội, như một ơn gọi và trách nhiệm, như một cách trả ơn những bậc sinh thành, những người Thầy và trả ơn đời.

Việt B chuyển tiếp

HỒ NGỌC CẨN HÀNH KHÚC

Ðây Hồ Ngọc Cẩn tô thắm cho miền đồng bằng,

tươi thắm trên nền trời hồng,

soi bóng bên giòng Ninh Cơ.

Ðây một trung tâm hun đúc tinh hoa của miền tự do,

đây trường đúc rèn những người non sông ước mơ

Trăm ngàn học sinh là hy vọng của tương lai,

vui sống trong tình thân ái,

tranh đua trở nên anh tài.

Say sưa mơ theo thành công,

cố phấn đấu với đời sống,

quyết chí xứng đáng là các con dân Lạc Hồng.

Chăm chú chuyên cần học tập,

quyết chí noi gương theo gót anh hung

Một trí óc hùng cường,

một tinh thần cường tráng,

đợi ta gắng công.

Tương lai đang chờ ta đem hết sức,

với chí chí can trường xây dựng non sông ngày mai văn hiến.

Chúng ta xin thề còn là học sinh gắng chăm,

ngày mai thành công giúp nước,

nêu cao muôn đời danh tiếng con Rồng, cháu Tiên.

Nhạc và lời : LÊ VĂN CHIÊU (Kỷ Dậu – 1969)