NHỮNG NHẠC SĨ ĐÃ … RA ĐI

Logo vannghe

9 Le Huu Ha 1NHỚ DÒNG NHẠC LÊ HỰU HÀ

(1946 – 2003)

NGUYỄN TRUNG CANG (1947 – 1985)

Tháng Năm, nghe tin Phượng Hoàng gãy cánh. Có một tượng đài Phượng hoàng gãy cánh tại Sài Gòn, đặc biệt trong lòng người yêu nhạc trẻ miền Nam. Tượng đài nằm im lặng trong trái tim mỗi người, nhưng luôn ngân vang với những câu hát trở thành lịch sử âm nhạc hiện đại của Việt Nam – vốn từng mở màn cho một giai đoạn cách tân âm nhạc độc nhất vô nhị.

Thật khó biết là nhạc sĩ Lê Hựu Hà qua đời vào lúc nào. Theo báo cáo pháp y, người ta chỉ tìm thấy ông vào ngày 11/5/2003, nhưng dự đoán thời gian qua đời có thể từ 5 ngày trước. Lê Hựu Hà là một người cô đơn. Và những ngày cuối đời của ông lại càng cô đơn hơn khi đi về chỉ một mình, đóng cửa lặng lẽ đọc sách, nghe nhạc, mở ti vi cho có tiếng người chung quanh mình.

Chính vì ti vi vẫn mở suốt nhiều ngày liền, nên chung quanh hàng xóm không ai ngờ rằng ông đã qua đời. Chỉ đến khi vài người bạn đến tìm, gọi chuông không được thì sau đó mọi người mới phát hiện rằng ông đã đi rất xa rồi.

Những ngày bạn bè đến thăm nhạc sĩ Lê Hựu Hà lần cuối, Lúc ấy, trời lất phất mưa, mây trĩu xám. Đám tang vừa phải và khiêm tốn, không khác gì tính cách của ông lúc sinh thời. Nhạc sĩ Minh Châu tay cắp giỏ, ánh mắt bàng hoàng “lẽ nào vậy sao ?”. Minh Châu vốn là một người yêu say đắm dòng nhạc Phượng Hoàng với những bài hát mà nhạc sĩ Lê Hựu Hà khai sinh. Anh ghé qua thắp nén nhang với chiếc áo sơ-mi bó, quần ống hơi loe, 9 Phuong Hoang 2không khác gì thập niên 60, thì thầm “chừng nào chúng ta lại có một Lê Hựu Hà hay Nguyễn Trung Cang ?”.

Câu hỏi đó thật khó trả lời. Phượng Hoàng sinh ra từ lửa và hóa kiếp trong lửa, tuần hoàn vô lượng. Nhưng để nhận biết là điều bất khả. Thật khó hình dung nền nhạc trẻ Việt Nam thập niên 60-70 nếu không Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Elvis Phương… thì hôm nay sẽ là gì ?

Ban nhạc Phượng Hoàng của Lê Hựu Hà thành lập năm 1963, với chủ trương dứt khoát của Lê Hựu Hà là “người Việt phải chơi nhạc Việt”, nhằm tạo một khuynh hướng khác biệt với hàng loạt các nhóm nhạc trẻ lúc đó, phần lớn đang cover lại các bài hát ngoại quốc, và lấy tên tiếng nước ngoài như The Enterprise, CBC, The Dreammers, Les Vampires… nhạc trẻ thuần Việt được coi như khai sinh từ đó. Nếu lịch sử âm nhạc Anh Quốc có cột mốc vĩ đại từ cuộc nói chuyện vô tình trên tàu điện giữa Paul Mc Cartney và John Lennon, thì ở Việt Nam cũng có chương lịch sử âm nhạc kỳ thú từ sự kết nối giữa Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang.

Là một ban nhạc rất trẻ, nhưng các sáng tác của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang làm không ít người sửng sốt về tính triết lý sâu đậm trong ca từ. Nếu Nguyễn Trung Cang vung vẩy tung tóe màu sắc hiện sinh với Mặt Trời Đen, Sống Cho Qua Hôm Nay… thì Lê Hựu Hà dàn trải từ khuynh hướng yêu tha nhân vô kiện của Kant cho đến tâm trạng hippy phản chiến, kêu gọi yêu thương.

9 Phuong Hoang 1Trong tác phẩm của Lê Hựu Hà, là niềm yêu tha nhân dù khổ đau vẫn phải gìn giữ như một định mệnh “Hãy cứ yêu thương người – dù người không yêu ta”. Từ cảm giác đó, Lê Hựu Hà bước theo lộ trình nhận thức thế giới không khác gì John Lennon từ việc viết về tình yêu cho đến hát về người nghèo khó, về một cuộc sống đầy súng đạn và hận thù. Hãy Nhìn Xuống Chân hay Lời Người Điên… là một dòng phát triển rất đặc biệt của nhạc sĩ Lê Hựu Hà bên cạnh những bài tình ca nhạc trẻ độc đáo của ông. Chỉ tiếc là sau 1975, chế độ kiểm duyệt của Nhà nước đã bóp chết không ít niểm cảm hứng và sự phát triển của nhiều văn nghệ sĩ, trong đó có nhạc sĩ Lê Hựu Hà.

Nhạc sĩ Phạm Duy, lúc sinh thời không phải là người dễ tính, cũng đã phải thốt lên rằng âm nhạc của Phượng Hoàng đầy chất tâm hoặc (psychedelic culture) và phản ánh một tâm thức của thế hệ trẻ không lối thoát trong một xã hội chiến tranh, bất an không hồi kết. Nhưng Lịch sử âm nhạc Việt Nam đã may mắn biết mấy khi có được dòng nhạc đó làm nền tảng cho mọi phát triển hiện đại sau này. Lê Hựu Hà cũng như nhiều nhạc sĩ miền Nam khác, cũng được khuyến cáo viết những tác phẩm cho nền “văn hóa mới”.

Có một điều không may cho nhạc sĩ Lê Hựu Hà là sau 1975, có một trung tâm sản xuất băng nhạc lấy tên Phượng Hoàng, cho ra chương trình và gửi vào trong nước. Sở VHTT sau này những ngày đầu kiểm soát miền Nam nhầm lẫn tên ban nhạc của Lê Hựu Hà và hệ thống tình báo Phượng Hoàng của VNCH. Hai điều đó hoàn toàn không liên quan. Ủy ban tình báo Phượng Hoàng, vốn là tên gọi khác của Intelligence and Operations Coordinating Centre, d9 Le Huu Ha 34pgo giám đốc CIA thời đó là William Colby dựng nên, hoạt động từ 1967 và chấm dứt vào 1973.

Những khó khăn từ vật chất cho đến đời sống tinh thần vẫn đeo đuổi đến tận ngày nhạc sĩ Lê Hựu Hà qua đời, dù tài năng của ông vẫn chinh phục mọi giới. Những tác phẩm mới sáng tác sau 1975 như Vào Hạ, Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình, Vị Ngọt Đôi Môi… luôn gây nên những cơn sốt trong thính giả. Nhưng cũng ít ai biết rằng các bài hát như Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào là bài hát viết cho phim Vết Chân Hoang (chuyển thể từ tiểu thuyết Tuổi Choai Choai của Trường Kỳ), được sửa lời và chút ít giai điệu. Bài Lời Trái Tim Muốn Nói cũng là một ca khúc viết lại một văn bản cũ, trong đó ông lặng lẽ để vào chút tâm tư của mình,qua những câu chữ như “những tháng năm không có ngày vui”.

Năm 1999, khi đang là thành viên trong ban nhạc Phiêu Bồng của nhạc sĩ, tôi cầm lấy những bài hát của ông và đi đến nhiều hãng băng đĩa, đề nghị làm album tác giả, nhưng mọi nơi đều lắc đầu, nói khéo. Chân thật nhất là một biên tập viên của Xí nghiệp băng đĩa nhạc Sài Gòn Audio, Hãng phim Bông Sen, đã nói thẳng thừng “Lê Hựu Hà là một người nhân thân có vấn đề”. Sau này, khi nhạc sĩ Lê Hựu Hà căn vặn hỏi mãi, tôi đành phải kể lại. Ông mỉm cười nhã nhặn và buồn. Sau đó, ngay khi tập bài cho các buổi diễn, tôi đề nghị chơi lại những bài hát nhẹ nhàng, không bị soi mói về quan điểm chính trị như Tôi Muốn, Yêu Em… ông chỉ lắc đầu, cười nhẹ.

Khó biết được đằng sau cặp kính của người nhạc sĩ hết sức uyên bác đó là những suy nghĩ gì về cuộc sống khốn khó này. 9 Le Huu Ha 3Về sau, nhạc sĩ Bảo Thu “luồn lách” bằng cách nào đó, cũng in ra được một băng cassette pha trộn các tác phẩm của Lê Hựu Hà cùng các bài hát dịch lời Việt của ông, nhưng cũng không dám quảng cáo hay tổ chức ra mắt công khai như các ca sĩ, nhạc sĩ bây giờ.

Có lần, trong một buổi tập ở nhà, nhạc sĩ Lê Hựu Hà cao hứng đàn và hát cho tôi nghe vài bản nhạc chưa ra mắt công chúng của ông. Những bài hát mang đầy niềm cảm hứng mãnh liệt của một thời Phượng Hoàng trai trẻ nhưng đầy sự buồn chán muốn rời xa cõi nhân thế quá trớ trêu. Hát xong,ông quay qua nhìn tôi, cười trầm “Đừng hỏi, anh biết tỏng em muốn hỏi gì. Anh không muốn đưa những bài hát này ra nữa đâu. Không còn để làm gì”. Im lặng. Tôi vẫn tự hỏi là có bao nhiêu con người tài năng trên đất nước này đã chối từ đại lộ và nói với bạn bè, con cháu mình khi quay về ngõ nhỏ, rằng “không còn để làm gì”.

Cuộc sống của nhạc sĩ Lê Hựu Hà sau năm 1975 hết sức khó khăn, đã vậy ông còn mang nhiều mặc cảm khi người vợ của mình, ca sĩ Nhã Phương, phải đi hát, đi làm tất bật để trang trãi cho cả gia đình. Ông chọn quay lại sân khấu một phần vì yêu âm nhạc, một phần khác vì đó là cách kiếm sống duy nhất của ông. Lê Hựu Hà đã thử làm nhiều thứ như hùn mở quán cà phê, cho thuê băng video… nhưng rồi không có gì tồn tại lâu.

Tài sản lớn nhất, và có lẽ vĩ đại nhất đất nước, là bộ sưu tập đĩa nhựa âm nhạc của ông. Tất cả những đĩa quý nhất của thế giới, những ấn bản hạn chế của Rolling Stones, Beatles… ông đều có đủ và luôn làm bạn bè kinh ngạc ngưỡng mộ.

9 Nha Phuong 1Nhạc sĩ Bảo Chấn kể rằng đời ông chưa bao giờ hoảng sợ bằng nhìn thấy hình ảnh nhạc sĩ Lê Hựu Hà ngồi gọi rượu đế ra uống một mình, trầm ngâm và khóc. Đó là lần uống rượu duy nhất trong đời của người nhạc sĩ chơi rock, Phật tử và không biết thuốc lá, rượu bia.

Ngược lại, có những người vô cùng quan trọng với lịch sử âm nhạc nhưng lại bị coi nhẹ hay lãng quên. Nhạc Nguyễn Trung Cang hay sĩ Lê Hựu Hà là một trong những trường hợp underrated của Việt Nam, khi giá trị tiền phong của họ xuất hiện ở mọi nẻo của âm nhạc hiện đại, nhưng lại bị phủ lấp bởi truyền thông, quan điểm chính trị hay sự cố tình chôn lấp quá khứ văn hóa vàng son của một miền Nam VNCH.

Tháng Năm, nghe vua nhạc Blues B.B.King qua đời. Tháng Năm nhớ Chuck Brown, tay guitar có biệt danh là “Godfather of Go-Go”. Tháng Năm rồi cũng góp vào ký ức nhân loại một tượng đài Phượng hoàng Việt Nam gãy cánh, với đường bay chưa trọn. Tượng đài của Lê Hựu Hà, một người tài hoa, khiêm tốn và nhã nhặn, chưa bao giờ dám mong ai dựng tượng mình, nhưng lại đứng trên quê hương mình, trong trái tim của những người yêu âm nhạc, của một nền văn hóa vàng son của miền Nam mãi lấp lánh trong ký ức con người. (theo Hai Điếu – Kỷ niệm 12 năm, ngày mất của nhạc sĩ Lê Hựu Hà)

9 Le Huu Ha 2– Nhạc Sĩ Lê Hựu Hà (0:46’)

https://youtu.be/_nVJK_3vmA8

Nhạc sỹ Nguyễn Trung Cang :

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp https://youtu.be/e7rxkiwiJSI

Liên khúc Phượng Hoàng – Lê Hựu Hà

Nhã Phương-Bảo Yến  https://youtu.be/Lvat8ue1vhU

– Tôi Muốn – Elvis Phương

https://youtu.be/_7-sbCYjE9U

Tôi vẫn yêu Lê Hựu Hà

Sau cái chết có phần buồn bã và bí ẩn của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, dư luận không khỏi có những thắc mắc, nhất là về cuộc hôn nhân giữa anh và ca sĩ Nhã Phương đã tan vỡ cách đó không lâu. Dưới đây là tâm sự của nữ ca sĩ nổi tiếng một thời này.

Năm 1979, tôi về công tác tại Ban Văn nghệ Đài Truyền hình iở Sài Gòn. Một hôm ca sĩ Đình Huấn đến gặp tôi mời tham gia ca khúc Tuổi trẻ hy vọng. Ở đó, tôi gặp nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Vốn thích nhạc anh Hà từ trước, nên giữa tôi và anh Hà dễ dàng hiểu nhau. Anh ấy rất tài nghệ và siêu đẳng. Tôi yêu anh lúc nào không hay.

9 Nha Phuong 3Sau đám cưới năm 1985, chúng tôi về chung sống trong căn nhà 89 Hồ Hảo Hớn, nơi mà sau này anh Hà qua đời. Trong 23 năm chung sống, chúng tôi có 2 con, một trai một gái. Trước đó, anh Hà đã có một đời vợ và cũng có hai đứa con riêng. Giai đoạn đầu của cuộc hôn nhân rất hạnh phúc. Nhưng cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn. Càng lớn tuổi, anh Hà càng ghen tuông và hay nói quá. Có lần vào năm 1995, khi đi hát về, tôi đập cửa gọi mãi mà không thấy ai ra mở. Lúc ấy tôi đã sợ là anh Hà chết. Tôi khẩn cầu niệm Phật đến 10 phút sau mới thấy anh tỉnh dậy ra mở cửa cho tôi.

Từ đó, tôi biết là anh Hà bị bệnh tim mạch và huyết áp. Trong lúc ngủ, anh Hà thở cũng rất khó khăn. Có những đêm tôi thấy anh đứng tim rất lâu. Cảm thấy căn nhà ngột ngạt không ổn, tôi mới nói anh Hà chuyển về số 349 Nguyễn Thượng Hiền, do cha mẹ tôi nhường lại.

Lúc bị bệnh, anh Hà rất khắc nghiệt. Anh ấy ghen tuông, hiểu lầm và đánh đập tôi. Chẳng còn cách nào khác, tôi phải ly dị để tránh tình trạng anh ấy đánh đập, nhục mạ, mặc dù tôi vẫn rất thương anh ấy. Tuy vậy, đến khi tòa gọi ra lần thứ ba để lấy giấy quyết định ly hôn thì cả hai đều không ai muốn ra. Trong nửa năm cuối cùng, chúng tôi rất thương nhau. Anh vẫn đưa đón con đi học và thường túc trực ở 349 Nguyễn Thượng Hiền với mẹ con tôi, ngoài trừ những lúc sáng tác thì anh về 89 Hồ Hảo Hớn.

Ngày cuối cùng trước khi mất, anh dẫn vợ con đi ăn sáng, sau đó đưa con đi học. Anh ấy bảo anh về bên Hồ Hảo Hớn để viết nhạc quảng cáo cho một sản phẩm của Nhật. Bình thường khi sáng tác mà tôi gọi điện thoại tới thì anh ấy hay gắt gỏng khó chịu, hoặc không nghe. Bởi thế, anh đã chết gục trên bàn làm việc mà không một ai biết.

Trong thời gian tôi chung sống hạnh phúc với anh Hà, anh đã có 3 tác phẩm, đó là Vào hạ, Hãy yêu như chưa yêu lần nào và Ngỡ tình đã quên mình. Tôi cũng không biết chắc đó có phải là viết cho tôi hay không, nhưng đó là những tác phẩm tôi rất yêu thích. Dù thế nào thì bây giờ anh ấy đã ra đi. 9 Nha Phuong 2Trước quan tài anh, tôi đã khấn: “Bây giờ thì chắc anh hiểu hết lòng em. Xin anh phù hộ cho hai con”.(theo Nhã Phương)

Ca sĩ Nhã Phương lấy chồng ngoại quốc

Sau một thời gian “mai danh ẩn tích”, ngôi sao ca nhạc Nhã Phương rất hạnh phúc bên người chồng ngoại quốc. Trước đây sau ngày mất của Lê Hự Hà, nữ ca sĩ Nhã Phương và chị là nữ ca sĩ Bảo Yến thường xuyên bay show bên Mỹ và xuất hiện liên tục trên các chương trình của Asia.

Thỉnh thoảng về nước, Nhã Phương cùng em trai Kim Tuấn hay xuất hiện ở nơi công cộng, người ta thấy họ hay đến cà phê 42 gần khu vực Hồ Con Rùa. Cùng đi với họ là một người đàn ông nước ngoài – một người Mỹ tên là David – chồng mới cưới của ca sĩ Nhã Phương.

“Sống với anh Hà, tôi làm việc như một cái máy”

Điều gì khiến chị muốn kết hôn với David, người chồng hiện tại?

– Sau cái chết của anh Lê Hựu Hà, tôi thật sự đau buồn. Tôi buồn cho tôi ít mà thương hai đứa con của mình thì nhiều. Phương Uyên còn nhỏ quá, cháu mới 9 tuổi, còn Phương Khánh 15 tuổi, đang ở tuổi non dại. Cả gia đình tôi gần như hụt hẫng khi vắng đi anh Hà. Tôi gặp David như một định mệnh sắp đặt trước. Anh ấy hiền lành, tốt bụng và yêu thương tôi thật lòng.

Nha Phuong 1Thêm nữa, David rất thương Phương Uyên và Phương Khánh, anh ấy muốn hai bé sang Mỹ học và định hướng nghề nghiệp sau này cho các con. David là giám đốc của một trường đại học uy tín tại bang Phoenix của Mỹ. Anh ấy làm việc trong môi trường giáo dục nên rất nghiêm túc trong công việc, nhưng cuộc sống giao tiếp lại dễ chịu, thoải mái. David ham học và hiếu nghĩa với cha mẹ. Anh ấy thích du lịch châu Á, thăm các nước còn nghèo, lạc hậu và nghiên cứu về Phật giáo.

David tạo cho tôi sự tin tưởng tuyệt đối trong tình yêu. Ở đó không có sự phản bội, chỉ có yêu thương và chung thủy. David hiểu suy nghĩ và cảm nhận của tôi, anh ấy chân thật, hiền hậu và sống tốt với mọi người. Khi sang Mỹ, tôi mới hiểu phần nào con người ở đây. Tôi thích học hỏi ở họ sự khiêm nhường, thông minh và nhạy bén.

Trong tình yêu, hầu hết họ không lăng nhăng hoặc có quan niệm trai 5 thê 7 thiếp như người Á Đông. Họ lựa chọn kỹ lưỡng và sống cùng nhau đến già, không có lừa gạt, dối trá, làm tổn thương người mình yêu.

Lan Hương tổng hợp chuyển tiếp

9-ns-thanh-binh-1NHỚ ĐÁM TANG

NS THANH BÌNH… BUỒN !

(1932 – 2014)

Một năm sau ngày mất, 23/5/2014 xin thắp nén nhang và nguyện cầu cho hương hồn nhạc sĩ Thanh Bình nghìn thu an nghỉ chốn vĩnh hằng.

Nhìn lại đám tang hiu quạnh của nhạc sĩ “Tình lỡ”

Ca khúc “Tình lỡ” nổi tiếng bao nhiêu, thì đám tang của nhạc sĩ sáng tác lại lặng lẽ và hiu quạnh bấy nhiêu.

Bởi showbiz Việt những ngày qua luôn có những scandal của nghệ sĩ trong giới để trở thành tiêu điểm đáng quan tâm, nên có lẽ thông tin nhạc sĩ Tình lỡ đột ngột qua đời ở tuổi 82 vào ngày 23/5/2014 cũng sớm bị nhiều người lãng quên.

Tuy nhiên, đối với những ai yêu thích ca khúc Tình lỡ với những giai điệu đẹp buồn như: “Thôi rồi còn chi đâu anh ơi. Có còn lại chăng dư âm thôi. Trong cơn thương đau men đắng môi…”, thì sự ra đi này để lại biết bao ngậm ngùi và tiếc thương.

Thực tế, ca khúc Tình lỡ do nhiều ca sĩ Việt thể hiện đã nổi tiếng và quen thuộc đến mức chạm vào tận tâm can của nhiều người yêu nhạc từ lâu,9-ns-thanh-binh-3 nhưng mấy ai biết rằng, mãi cho đến khi ca sĩ Ánh Tuyết có bài viết về cuộc đời ông, trước lần tổ chức đêm nhạc quyên góp giúp đỡ ông vào đầu tháng 1 năm 2014, thì nhiều người mới biết đến cái tên nhạc sĩ Thanh Bình.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Thanh Bình chỉ vỏn vẹn có 7 bài hát, nhưng theo ca sĩ Ánh Tuyết thì: “Bấy nhiêu bài hát ấy đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người mộ điệu. Tuy nhiên, cái kết cho cuộc đời ông thì lại nhạt nhẽo như những ca từ trong Tình lỡ”.

Nhạc sĩ Thanh Bình tên thật là Nguyễn Ngọc Minh, sinh năm 1932, quê ở Bắc Ninh. Ông mồ côi mẹ từ năm 10 tuổi, cha cũng mất sau đó vài năm. Nhà có 4 anh chị em nhưng 2 người đã mất, ông còn một cô em kế sống ở Pháp nhưng đến nay không có liên lạc. Trước cuộc đời đời phiêu bạc nay đây mai đó, ông đã làm đủ thứ nghề để sống như: 9-ns-thanh-binh-2Viết tiểu thuyết, viết báo hay bán hủ tiếu dạo, nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo bám ông.

Đến khi trưởng thành, nhạc sĩ Thanh Bình được khen ngợi là một chàng trai hào hoa, phong nhã. Tuy nhiên, chuyện tình của ông lại lắm chia ly và nước mắt. Được biết, ca khúc Tình lỡ chính là câu chuyện tình mà ông viết cho chính mình, khi duyên tình với người con gái Hải Phòng không kéo dài được bao lâu, vì cô gái bị gia đình ép lấy chồng, khiến ông phải thốt lên bằng những lời ca da diết : “Thôi rồi, còn chi đâu em ơ ! Có còn lại chăng dư âm thôi. Trong cơn thương đau men đắng môi…”.

Sau này, ông cưới được một người vợ rất xinh đẹp và cả hai có với nhau một cô con gái tên Mộng Ngọc. Nhưng cuộc sống hôn nhân của ông một lần nữa lại như “Tình lỡ” khi vợ bất ngờ bỏ nhà đi khi con gái mới lên 3 tuổi. Từ một gia đình nhỏ hạnh phúc, ông bỗng chốc gắn liền với cuộc đời “gà trống nuôi con” với bao khó khăn.

Khi cô con gái Mộng Ngọc có chồng Việt kiều, nhiều người cứ ngỡ cuộc sống của nhạc sĩ Thanh Bình sẽ đỡ vất vã hơn. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, Mộng Ngọc dính vào con đường lao lý, phải lãnh án tù 4 năm. Khi con gái đi tù thì cũng là lúc đứa con rể quay lưng lại với ông. Chẳng ai tin rằng, một ông già 80 tuổi như nhạc sĩ Tình lỡ lại có lúc bị bỏ rơi ở bến xe, đành phải sống với cuộc đời người ăn xin ở đó suốt 3 tuần liền. 9-ns-thanh-binh-4Mãi đến khi Công an quận Bình Thạnh tới đưa ông về trại dương lão thì mới nhận ra nhạc sĩ Tình lỡ và đưa ông về ở với cháu gái (là con ruột của chị nhạc sĩ Thanh Bình).

Về ở với các cháu, nhưng nhạc sĩ Thanh Bình luôn mặc cảm vì sợ là gánh nặng của các cháu khi họ đều đi làm công nhân và đi làm thuê. Biết về hoàn cảnh khốn khó của nhạc sĩ Thanh Bình, ca sĩ Ánh Tuyết đã đứng ra tổ chức đêm nhạc để tặng ông, toàn bộ số tiền bán vé khoảng 230 triệu cũng được trao tặng để ông dưỡng già.

Trong đêm nhạc đầu tiên cũng là cuối cùng của đời mình vào đầu tháng 1/2014, ông xúc động nói với Ánh Tuyết : “Cả đời tôi chưa bao giờ được ngồi xem đêm nhạc của mình như thế. Bây giờ có chết tôi cũng mãn nguyện rồi !”.

Vào những năm tháng cuối đời, nhạc sĩ Thanh Bình sống với các cháu trong gian nhà đơn sơ, nhưng ông ít khi nhắc lại quá khứ với ai. Niềm mong mỏi lớn nhất trong cuộc đời của ông là được đi gặp lại cô con gái đang phải chịu án tù, nhưng giờ chỉ còn là 9-ns-thanh-binh-5lỗi hẹn.

Sau một thời gian không thể chống chọi lại bệnh tật, nhạc sĩ Thanh Bình đã ra đi vào lúc 4 giờ 10 phút ngày 23/5/2014, hưởng thọ 82 tuổi.

Nếu trong những ngày cuối đời, người được nhạc sĩ Thanh Bình chịu chia sẻ về cuộc đời mình nhất là ca sĩ Ánh Tuyết, thì đến lúc nhạc sĩ ra đi, chính nữ ca sĩ cũng là người túc trực thường xuyên ở bên để giảm bớt sự quạnh hiu cho số phận một nhạc sĩ nghèo.

Ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ, dù chị đã mở 2 sổ tiết kiệm do ông đứng tên sau đêm nhạc hồi đầu năm 2014, CS Le Quyennhưng vì ông mất đột ngột nên chỉ duy nhất có con gái mới được quyền thừa kế. Vì không thể rút tiền ra được nên gia đình không đủ điều kiện để tổ chức cho ông một lễ tang đàng hoàng hơn, đành xin một chiếc quan tài hình lục giác ở chùa để nhạc sĩ an nghỉ về với thế giới bên kia.

Được biết, ca sĩ Ánh Tuyết cũng tích cực vận động bạn bè và người thân cùng chung tay ủng hộ lễ tang của nhạc sĩ Thanh Bình, nhưng số tiền dường như vẫn chưa đủ để tổ chức hoàn tất lễ tang. Đúng như nhiều người nói, cuộc đời ông không hề “thanh bình” như tên gọi. Nếu những giai điệu và ca từ của bài Tình lỡ nổi tiếng bao nhiêu, thì đám tang của nhạc sĩ sáng tác lại lặng lẽ và hiu quạnh bấy nhiêu. Vỏn vẹn chỉ mấy người thân túc trực, cùng với ca sĩ Ánh Tuyết có mặt thường xuyên, thì hiếm hoi lắm mới có vài nghệ sĩ thân thiết và đồng cảm đến viếng đám tang của nhạc sĩ Thanh Bình.

HNg Huynh V. Yen 3Cũng là nhạc sĩ, cũng có sáng tác để đời được nhiều danh ca trình diễn, nhưng tang lễ của nhạc sĩ Thanh Bình quạnh hiu và buồn đến nao lòng. Có dịp chứng kiến đám tang nghèo, buồn và hiu quạnh của nhạc sĩ Tình lỡ, người ta mới càng xót xa cho cuộc đời của ông, nó không hề “thanh bình” như tên gọi. (theo Hà Nhuận Nam)

Xin mời nghe lại : Tình Lỡ ~ Lệ Quyên

Yên Huỳnh chuyển tiếp

NS Tam Anh 1NHẠC SĨ TÂM ANH

(1948-2006)

Nhạc sĩ Tâm Anh tên thật la Trần Công Tâm sinh tại Sài gòn vào ngày 29/07/1948. (niên trưởng Khóa đầu tiên của Trường Kỹ-thuật Vĩnh-Long). Tâm Anh đã từ-giã cõi đời ngày 18/6/2006

NS Tâm Anh đã thành lập ban kích động nhạc trình diễn hằng đêm tại các phòng trà vũ trường và đồng thơi tham gia sáng tác. NS Tâm Anh đánh dấu bước đầu của sự thành công trong âm nhạc nghệ thuật qua bài “PHỐ ĐÊM” vào cuối năm 1968.

Qua cảm hứng của bài PHỐ ĐÊM” tiếp liền nhạc phẩm “TRÁI MỘNG TẦM TAY” đã lên ngôi và được nhạc sĩ Nguyễn Đức chuyên đào tạo danh ca đã ghi bút như sau : “… Cuộc đời đào tạo ca sĩ của tôi chỉ thích một số nhạc sĩ sáng tác chuyển hướng. Trong số này có nhạc sĩ trẻ tuổi Tâm Anh. Nhạc sĩ Tâm Anh vừa qua một ngõ rẽ của nghệ thuật có chiều sâu hơn chiều rộng…” 1969, trong dịp đưa Phương Hồng Quế lần đầu tiên trình bày nhạc phẩm “Phó Đêm” trên các phương tiện truyền thông bấy giờ..

Dưới đèn mờ giăng giăng giữa “PHỐ ĐÊM” đã dệt thành “ƯỚC VỌNG” của “NHỮNG CHUYỆN TÌNH nào là KHÔNG SUY TƯ, KHÔNG DĨ VÃNG, KHÔNG ĐAM MÊ, KHÔNG HỐI TIẾC và cũng KHÔNG ĐOẠN KẾT”. “CHUYỆN TÌNH MONG MANH” nên “NẾU AI THƯƠNG AI” và ai đó khi ” ĐỐI DIỆN NGƯỜI TÌNH”, hãy coi CHUYỆN TÌNH YÊU “NHƯ MỘT GIẤC MƠ” dù biết rằng “MỘT LẦN YÊU VẠN LẦN SẦU” của ” LỆ TÌNH “…

NS Tam Anh 2Song song với việc sáng tác, nhạc sĩ Tâm Anh đến hợp tác với nhóm “Tuấn Khanh” qua “Tuyển Ca Thế Hệ” thực hiện chương trình và phát hành băng đĩa nhạc nhưng kết quả có phần giới hạn. Niềm hăng say vì nghệ thuật đã thôi thúc người nhạc sĩ trẻ đứng ra quy tụ bạn bè thành lập nhóm “NGHỆ THUẬT”. Với nhiệt tâm làm việc quên mệt mỏi của ca nhân cùng với sự cộng tác tích cực của cộng sự viên “Trung tâm Âm Nhạc Nghệ Thuật” đã cho đứa con đầu lòng chào  đời thành công vào cuối Thu 1970 qua chương trình với chủ đề “NHỮNG CHUYỆN TÌNH KHÔNG ĐOẠN KẾT”.

Nhạc sĩ Tâm Anh ngưng sáng tác trước tháng 4/1975 với lời dặn “KHI TÔI CHẾT” của một thực tại rất chắc chắn vì biết mình rằng “GIẤC MƠ KHÔNG ĐẾN HAI LẦN” dù là “TÌNH MỘNG” mà “CÕI VĨNH HẰNG” đã đón người nhạc sĩ “NHỮNG CHUYỆN TÌNH….” vào cuộc đời “Miên Viễn” vào ngày 17/6/2006.

SG Lan Huong 2Nghe một số ca khúc của Tâm Anh :

Elvis Phương Nửa bước đường tình

Hoàng Lan Phố đêm

Khánh Hà Chuyện tình không suy tư Lệ Tình

Tâm Đoan Chuyện tình không đoạn kết

Lan Hương chuyển tiếp

Logo thu thuat