TRƯỜNG CŨ NGƯỜI XƯA (11)

Logo tam su 1

Hng Vo minh LyTHẦY CÔ THỜI TRUNG HỌC

(TRƯỜNG HỒ NGỌC CẨN – GIA ĐỊNH)

– Võ Minh Lý

Trước hết, xin nhường cho bạn đồng môn Ngô Kim Bảng bên lớp Pháp văn mở đầu chuyện thầy cô thời trung học :

Tôi vào học ban Pháp Văn vì ông ngoại cho rằng ngoài tiếng Tây ra chả có gì đáng học cả. Vào đệ thất cụ tổng giám thị lúc ấy là cụ Đặng Tử Khiêm, dậy Pháp Văn cho tụi tui trong năm đệ thất này. Mỗi lần cụ giảng nghĩa một chữ, cụ loe miệng đã vốn rộng, lại càng to và nói…. qui designe (cái ấy có nghĩa là….) thế là cụ tổng được thêm tên là ông qui designe.

9-hnc-truong-cu-3Học tiếng Tây, nhưng tôi lại thích chữ nho từ bé, thầy Khuê, mặc áo dài khăn đóng, mỗi tuần chỉ dạy một giờ mà tôi nhớ mãi thầy giảng chữ “TÂM” : một vầng trăng khuyết ba sao giữa giời, rồi cụ  đọc thơ, có lẽ của Vũ Hoàng Chương

9-chu-tamBể khổ mênh mông song ngập trời

Khách du chèo một lái thuyền chơi

Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió

Cũng chỉ ở trong bể khổ thôi

Và cái bể khổ ấy nó ám ảnh suốt cuộc đời tôi từ dạo ấy, và tôi là một đứa trẻ yếm thế từ thuở bé.

Cô Hoa dạy tiếng Tây tụi tui lúc đó đã “lớn tuổi” trên 40, thầy Quí cũng lớn tuổi, dạy Anh văn. Một hôm thầy dạy xong cứ thế đi ra, cô Hoa vào thấy bảng chưa xóa, càu nhàu : Ai mà không chịu xóa bảng. Một thằng phải gió, xóm nhà lá chõ mồm la :  “Ba đó má, má về là ba đi !!!”

Thầy Lê Xuân Khuê dậy Vạn Vật, bài favorite của thầy là con ong, thầy bảo ong chúa (cái) bay lên, bay lên mãi, các ong thợ (đực), bay theo, cao mãi, cao mãi, rụng dần, rụng dần đến khi chỉ còn một con.9-hnc-truong-cu-4 Thầy xuống giong. “thế rồi chúng nó TÔ nhau !!!” Mấy thằng nhóc thấm chữ TÔ lắm, cứ lẩm bẩm chúng nó TÔ nhau !!!

Thầy Thiên Phụng dậy nhạc, thầy sang tác bản “Ngày tàn” bắt bọn nhóc hát, thầy thích thằng nào chép bài của thầy mà vẽ hoa hòe hoa sói, xanh xanh đỏ đỏ.  Một thằng chép tựa đề “Ngày tàn” to tướng, ở dưới là chữ “của Thiên Phụng” còn vẽ con phượng hoàng xanh đỏ, thày cho 18/20.  Chả biết thầy về có nhớ lại cái “ngày tàn của Thiên Phụng” trong vở thằng nhóc xỏ lá kia không !

Một thời…. Ngô Kim Bảng

Về phần tôi, mỗi lần dở lại hai sổ học bạ ngày xưa thì tôi vẫn cứ xúc động bồi hồi. Tôi được may mắn còn đủ hai sổ học bạ với điểm thi và lời phê của các thầy cô. Quý lắm.

Năm đệ thất để lại trong tôi rất nhiều kỷ niệm. Các môn học đều có màu sắc mới, cách thầy cô dạy cũng mới. 9-hnc-truong-cu-1Lục cá nguyệt đầu tiên tôi có nhiều bỡ ngỡ, “Bơi” ná thở luôn!

Thầy Viêm dạy liền ba năm Việt văn mà tôi không thấy chán. Dáng Thầy cao lêu khêu với cặp kiếng cận và nụ cười “hăng rô” thật hiền hòa. Thầy giảng bài thao thao bất tuyệt, lâu lâu lấy ngón tay trỏ sờ lên mũi đẩy kính lên trông rất trí thức.

Sang năm đệ tứ thì thầy Cư dạy lớp tôi môn Việt văn. Thầy có vẻ người Hoa, giọng nói và tướng đi chắc nịch. Lúc đầu trong lớp không thích thầy Cư lắm, trong đó có tôi, vì đã quen vóc dáng thư sinh của thầy Viêm. Đến lúc Thầy cho bài luận văn với cái đề chỉ vỏn vẹn có bốn chữ “Nhứt sĩ, nhì nông” thì lớp lại càng bất mãn hơn.

Tôi thì khác, cái đề kỳ cục bắt tôi phải suy nghĩ và không biết trời xui đất khiến sao mà tôi lại làm bài rất trơn tru, trôi chảy nên được Thầy cho điểm cao nhất lớp. Từ đó tôi trở thành học trò cưng của thầy Cư. Tôi có đạp xe ra thăm Thầy mấy lần. Nhà thầy Cư ở trong một hãng cưa đường Trần Hưng Đạo.

Tôi vẫn thích thầy Minh dạy Anh văn dù bị Thầy cho ăn hột vịt sau bài bút vấn đầu tiên lúc mới chân ướt chân ráo bước vào đệ thất. Nhờ vậy mà tôi ráng học. 9-hnc-truong-cu-5-thay-tieuThầy Minh tướng cao ráo, đầu tóc lúc nào cũng chảy bi-dăn-tin láng mướt giống tài tử xi nê. Thầy hay cầm cặp da đen, đi hơi nhanh, vào lớp cười rất tươi.

Kỷ niệm sâu đậm với Thầy là bài hát: I Love Paris mà Thầy tập cho lớp. Tôi nhớ là Thầy tập hát đầu tiên với mấy đứa Thầy cưng (hổng có tôi), rồi chia lớp làm hai theo các dãy bàn ê a một lúc thì Thầy đứng trên bục điều khiển hát bè. Đám học trò vừa hát vừa cười vì từ thuở cha sanh mẹ đẻ có biết hát bè là gì. I Love Paris in the Spring time…I Love Paris in the Fall…

Người thầy nữa mà tôi nhớ mãi thời đệ nhất cấp là thầy Huệ dạy hội họa lớp tôi suốt bốn năm liền. Giờ của Thầy luôn luôn náo nhiệt vì lớp được thay đổi không khí: dẹp tập vở, viết mực vô hộc bàn; lấy viết chì đen, viết chì màu và giấy vẽ ra. Thầy Huệ rất dễ tánh, xuề xòa. Trong lớp Thầy đi tới đi lui để chỉ dạy tận tình. Thầy cao nhưng ốm nên tướng đi lỏng khỏng. Trán của Thầy cao và mắt lộ nên trông ra vẻ nghệ sĩ lắm. Nhớ nhất là những kỳ thi lục cá nguyệt với Thầy vì phải chuẩn bị trước cả tuần.

Bài làm nộp cho Thầy là một tờ giấy đôi, loại giấy vẻ khổ lớn, lớn hơn cả tờ giấy ca-rô làm đơn mà học trò dùng làm bài thi. Mỗi lần thầy Huệ báo sắp thi lục cá nguyệt thì có nghĩa là chuẩn bị trước ở nhà phần vẻ tự do trang trí tờ bìa, tha hồ vẻ hoa lá cành sao cho đẹp. 9-hnc-truong-cu-2Đến giờ thi của Thầy thì đem ra làm bài vô tờ sau. Thầy cho điểm tổng cộng bìa trước lẫn bìa sau.

Ngày Thầy cho biết kết quả thi lần nào tôi cũng hồi hộp để coi Thầy có dán bài của mình lên bảng hay không. Đứa nào mà được Thầy chọn bài treo lên bảng là cái lỗ mũi phồng lên thấy rõ. Thường thường thầy Huệ chọn gần chục bài dán lên bàng cho cả lớp thường thức. Thầy có phần chịu thiệt thòi là giờ học vẻ thường bị xếp vô giờ cuối buổi học, có khi là giờ thứ năm, thành ra một sốtrò hay cúp cua giờ của Thầy mà tôi thấy Thầy chẳng truy ai cả.

Cùng chịu số phận thiệt thòi là các giờ âm nhạc và thể dục, chẳng mấy khi lớp đông đủ trừ ngày thi. Tôi nhớ thầy Thiên Phụng dạy nhạc rất nhiệt tình thành ra nhiều khi học trò chọc ghẹo mà Thầy coi như pha, nhiều đứa kháo nhau là thầy Phụng hơi “mát mát”. Nhờ Thầy mà tôi nắm vững nhạc lý.

Các môn Toán và Lý-Hóa hệ số cao nên lớp học đông đủ, có nhiều chuyện vui buồn hơn. Cô Ngoạn nổi tiếng khó. Tôi nhỏ con ngồi bàn đầu nên im re nghe Cô giảng bài, thỉnh thoảng lại nghe Cô quát mấy đứa ngồi cuối lớp là cả lớp khúc khích cười.

Thầy Cát thì tướng đi bệ vệ, rất nghiêm nên có uy. Thầy có nụ cười hiền lành nhưng không hay bị chọc ghẹo như thầy Khuê dạy Vạn vật. 9-hnc-truong-cu-6Giờ của thầy Khuê trong lớp vui nhộn vì Thầy hay pha trò và cái đám nhứt quỉ nhì ma được nước làm tới.

Cũng như Ngô Kim Bảng, tôi nhớ chữ TÔ mà thầy Khuê nói trong bài học về loài ong; rồi thì trong bài học về tế bào, Thầy mô tả bên ngoài màng tế bào có những tiêm mao ZUNG ĐỘNG như mấy ngón tay Thầy dơ lên loe ngoe cho cả lớp xúm nhau cười. Giờ Vạn vật học với cô Ngọc Anh thì lớp im re vì bị Cô hớp hồn. Tôi thú nhận là lúc đó, cũng nhưđa số trong lớp, tôi coi cô Ngọc Anh là hoa khôi của trường. Cô cũng hiền nên để cho học trò chụp hình kỷ niệm và Cô đẹp thánh thiện nên chẳng có trò nào dám ghẹo Cô sàm sỡ.

Sau khi đậu kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp, tôi bước vào lớp đệ tam cảm thấy mình bắt đầu có thớ. Cái tuổi dậy thì mà, khen chê ra vẻ ta đây. Thầy Kim dạy Toán mặt khó đăm đăm nhưng dạy hay, dễ hiểu. Thầy có kiểu đứng tréo chân dựa hông vào bàn của Thầy hay bàn học trò, tay cầm dọc tẩu gõ gõ trông rất trí thức. Thầy Thiệu dạy Lý-Hóa ăn mặc bảnh bao, vô lớp lấy sách ra đọc cho học trò chép.

Qua năm đệ nhị thầy Ngũ dạy Lý-Hóa hay hơn. Thầy nhìn rất trẻ, mặc quần ống túm, dắt sách trong túi quần sau trông bất cần đời, vậy mà lại thấy hay hay.

9-hnc-truong-cu-7

Nếu năm đệ thất để lại trong tôi nhiều ấn tượng của tuổi bước vào ngưỡng cửa trung học thì năm đệ nhất lưu lại nhiều kỷ niệm khó phai của cái tuổi chuẩn bị ra trường. Tôi trở thành đàn anh cho đám nhóc tì lớp dưới. Tôi trân trọng những lời giảng của thầy cô vì biết đâu mai này mình sẽ đứng trên bục như thầy cô. Tôi cảm thấy dàn giáo sư năm đệ nhất tôi học là xuất sắc.

Tôi mê giờ Triết của cô Dung. Tôi trở thành học trò cưng của Cô. Bài làm và bài thi của tôi luôn được điểm cao và lời khen của Cô. Cái môn Triết mới mẻ và cách dạy của cô Dung khai mở trình độ lý luận cho tôi. “Tập nhìn cho đúng” là câu Cô dạy mà tôi vẫn còn phải học suốt đời. Cứ trải qua một khoảng đời và nhìn lại, tôi càng thấy thấm thíacâu nói của cô Dung.

9-hnc-truong-cu-8

Thầy Hòa dạy Toán và thầy Thư dạy Lý-Hoá đều rất hay, dạy dễ hiểu và rất tận tình giải thích thắc mắc của lớp. Các Thầy dạy với tinh thần người anh đi trước chỉ đường cho đàn em đi sau. Đó cũng là một bài học vào đời cho tôi. Lên tới năm đệ nhất, tôi cảm thấy mình bắt đầu bơi khi đụng vào những khái niệm rất trừu tượng trong toán và lý-hóa, nhất là về lượng giác học.

May sao mà tôi qua được cái Tú Tài II. Chuyện này có dính tới người thầy ruột của tôi: thầy Tiếu. Tôi sẽ dành riêng một bài về cơ duyên đặc biệt này.

Dịp Tết cuối cùng thời trung học, lớp tôi và lớp Đệ nhất B1 có hợp lại tổ chức tiệc Tất Niên mời các thầy cô dạy hai lớp tham dự. Đó là dịp Tết năm Bính Ngọ, 1966. Mới đó mà đã năm mươi năm trôi qua. Mời các bạn xem vài hình ảnh các thầy cô năm ấy. Nhiều thầy cô đứng lên nhắn nhủ các em sắp bước vào đời. Tôi nhớ mãi giọng nói của thầy Hòa, thầy Thư và cô Dung. 9-hnc-truong-cu-9Thật là những kỷ niệm rất đẹp mà tôi trân trọng suốt đời.

Nhắc lại các thầy cô thì cũng phải nhớ đến các thầy Hiệu Trưởng, các thầy Giám học và các thầy Tổng Giám thị và Giám thị. Nói chung là học trò tránh né các vị này vì trò nào mà được ưu ái gọi lên văn phòng gặp mặt các thầy là chuyện nhiều dữ ít lành.
Hàng giám thị thì trường có tới mấy người, gọi là giám thị hành lang để rượt mấy trò lúc lên xuống cầu thang làm ồn và bỏ lớp ra ngoài quậy. Tôi chỉ nhớ có thầy Mợi và thầy Ngọ vì hai thầy này có con là bạn học.

Hàng Giám học thì có thầy Thịnh và thầy Bằng. Hai thầy lâu lâu đi các lớp để phát bảng danh dự. Tôi còn giữ được bút tích của thầy Thịnh. Lúc nào vô lớp Thầy cũng chải chuốc, tươi cười và mặc com-plê rất trịnh trọng. Được Thầy kêu lên đứng trên bục để Thầy trao bảng danh dự là niềm hãnh diện lớn lao của tuổi học trò.

9-hnc-truong-cu-10Lúc tôi vào đệ thất năm 1959 thì thầy Toản làm hiệu trưởng. Tướng của Thầy cao lớn, bước đi chậm rãi và rất nghiêm nghị. Mấy năm sau thì đến thầy Trần, thấp người và tướng đi bệ vệ. Sau vụ đảo chánh tháng 11/1963 thì thầy Cư lên thay một thời gian ngắn rồi thầy Hiếu đổi về làm hiệu trưởng cho đến sau khi tôi ra trường. Thầy Hiếu tương đối nhỏ con, để bộ ria trông giống Nhật hoàng.

Những ngày xưa thân ái dưới mái trường thân thương…

Minh Phú Lê Tân/ Võ Minh Lý

I/- Đệ Nhất Cấp :

H1/- Đệ Thất A5 (1959 – 1960). H2/- Đệ Lục A5 (1960 – 1961). H3/- Đệ Ngũ A5 (1961 – Hng Ng Van Danh 51962). H4/- Đệ Tứ A5 (1962 – 1963)

II/- Đệ Nhị Cấp :

H5/- Đệ Tam B5 (1963 – 1964). H6/- Đệ Nhị B5 (1964 – 1965). H7/- Đệ Nhất B2 (1965- 1966)

H8: Tiệc Tất Niên Tết Bính Ngọ, 1966 của liên lớp đệ nhất B1+B2. Từ trái sang phải : Thầy Dương, Cô Dung, Thầy Hòa, Thầy Tiếu, Thầy Hiếu, Thầy Sơn và Thầy Thư. Sau lưng thầy Tiếu là khách mời – cố vấn Mỹ bên Tòa Tỉnh trưởng Gia Định. H9: Thầy Thư trong lớp đệ nhất B2, 1966 H10: Thầy Hòa

Nguyễn Văn Danh chuyển tiếp

Logo tim hieu

HNg Huynh V. Yen 2LƯU Ý NHỮNG QUY TẮC

CỨU MẠNG ĐƠN GIẢN

Đèn pin nên là vật bất ly thân khi bạn đi trong đêm. Nếu thấy một người định tấn công mình, hãy chiếu đèn pin ngay vào mặt họ. Tất cả chúng ta đều từng nghe nói tới các quy tắc an toàn bắt buộc, nhưng thường vẫn bối rối khi đối mặt với những hòan cảnh bất ngờ. Bright Side đã giúp bạn dễ ghi nhớ các quy tắc quan trọng này.

1/. Mặc đồ phù hợp vào mùa lạnh : Cần nhớ rằng da ướt sẽ mất nhiệt nhanh hơn nên điều quan trọng là cần giữ cho da càng khô thoáng càng tốt. Để đảm bảo nhiệt độ cơ thể không bị giảm quá nhanh vào mùa lạnh, nên mặc quần áo bằng sợi len – loại sợi này hấp thu hơi ẩm không khí rất tốt. Cotton hay những loại sợi khác kém hút ẩm hơn sẽ khiến bạn nhiễm lạnh ngay.

9-quy-tac-1

2/. Không làm phồng áo cứu sinh trước khi thoát ra khỏi máy bay : Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống nước, nước tràn vào khoang. Nếu bơm phồng áo cứu sinh khi còn ở trong máy bay sẽ khiến bạn dễ lơ lửng lên trần, không thể tự di chuyển được. Việc nên làm là hít thở sâu và bơi ra khỏi máy bay với áo cứu sinh còn xẹp. Chỉ khi đã ra khỏi máy bay an toàn mới nên kéo dây áo phao cho phồng lên.

3/. Biết thực hiện thủ thuật Heimlich để chữa hóc dị vật : Các chuyên gia y tế khuyên 9-quy-tac-2mọi người đều nên học thủ thuật Heimlich để cứu chính mình và người khác khỏi hóc thức ăn. Các bước thực hiện đơn giản:

– Đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trước (vùng thượng vị) của họ. – Bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái nắm lấy tay phải, áp sát vào vùng thượng vị nạn nhân, giật mạnh nắm tay lên phía trên.

Làm lại nhiều lần, có thể lần sau nhanh và mạnh hơn cho tới khi nạn nhân ho được dị vật ra.

– Nếu sau khi làm các bước trên vẫn chưa hiệu quả, đặt nạn nhân nằm, quỳ hai chân sang hai bên đùi họ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức theo chiều từ dưới lên. Làm lại nhiều lần cho tới khi dị vật bắn ra.

4/. Nhớ giới hạn chịu đựng của cơ thể dựa vào quy tắc của số 3 dưới đây (xem hình 4) :

5/. Khi dầu ăn trong chảo bốc cháy lúc đang đun bằng bếp ga, nhanh chóng tắt bếp và đậy thứ gì đó lên, thay vì đổ nước. Cơ quan cứu hỏa cảnh báo không bao giờ dùng nước để dập lửa bắt cháy từ chất béo hay dầu. Nước sẽ lắng xuống đáy chảo rồi bốc hơi và khiến ngọn lửa mạnh hơn. Hành động đúng là đậy nồi đang bị cháy lại để cắt nguồn cung cấp nhiệt và oxy.

9-quy-tac-3

6/. Đặc biệt cẩn trọng trong 3 phút đầu sau khi cất cánh và 8 phút cuối trước khi hạ cánh : Theo các nghiên cứu, 80% các vụ đâm máy bay xảy ra ở các thời điểm này. 9-quy-tac-4Điều nên làm là ngồi yên trong tư thế thắt dây an toàn và cố gắng nhớ lại các bước cần

7/. Luôn mang theo một chiếc đèn pin có nguồn sáng mạnh : Các chuyên gia về an toàn cá nhân khuyên bạn nên coi vật dụng đơn giản này như một vũ khí hiệu quả trong các trường hợp bị quấy rối hay tấn công bất ngờ.

Nếu thấy một người đáng ngờ định tấn công mình, hãy chiếu đèn pin ngay vào mặt họ. Kẻ tấn công sẽ tạm thời bị mất phương hướng, tạo cơ hội cho bạn tìm cách thoát thân.

8/. Nhớ các nguyên tắc cơ bản cần thực hiện khi có cháy nổ : Thường khi đối mặt với một hòan cảnh nguy hiểm chưa từng trải qua bao giờ, chúng ta sẽ đờ đẫn và không làm gì để cứu bản thân. Đó là lý do tại sao các chuyên gia an toàn khuyên cần luôn kiểm tra bản đồ lối thoát hiểm khẩn cấp ở bất cứ tòa nhà nào bạn hay đến. 9-quy-tac-5Phòng hơn tránh và đừng đợi nước tới chân mới cuống cuồng lo mà không biết làm gì.

9/. Luôn mang theo các giấy tờ tùy thân và thông tin sức khỏe của mình : Các giấy tờ này nên bao gồm những thông tin y tế như nhóm máu, các phản ứng dị ứng… Bằng cách này, nếu có gì bất trắc xảy ra, ngay cả người xa lạ cũng có thể giúp đỡ bạn nhanh chóng và hiệu quả. Đừng quên danh sách những số ien lạc khi cần.

Yên Huỳnh chuyển tiếp

Logo van de

SG Ph Tat Dai20 VIỆC NÊN LÀM CHO

CUỘC SỐNG TRỞ NÊN Ý NGHĨA

1/ Cười năm phút vào mỗi buổi sáng, bất cứ lúc nào bạn muốn. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

2/. Viết ra 20 ý tưởng về bất cứ thứ gì mỗi ngày. Có thể bạn sẽ viết được cái gì đáng giá thì sao. Và khi tìm ra nó rồi thì đừng do dự mà hãy thực hiện.

3/. Đọc hết một cuốn sách trong một tuần. Nếu rảnh quá thì bạn có thể đọc hết luôn trong một ngày. Có thời gian thì đừng quên đọc cả tiểu thuyết nữa nhé.

4/. Chơi bài poker mỗi ngày một tiếng hoặc bất kỳ trò chơi bài nào 9-y-nghia-1không dựa vào May mắn. Điều này sẽ giúp trí não của bạn bình tĩnh xử lý mọi tình huống có thể xảy ra.

5/. Viết nhật ký là một điều thú vị khác. Nó sẽ giúp bạn nhận ra điều mà bạn chưa từng để ý tới và cũng giúp bạn tự nhìn lại được cuộc sống của mình.

6/. Chọn đúng bạn mà chơi.

7/. Hãy bỏ thời gian ra xem phim tài liệu thay vì lúc nào cũng theo dõi các bộ phim giải trí.

8/. Nếu có điều kiện, hãy dùng chỉ nha khoa thay vì chỉ đánh răng mà thôi.

9/. Giữ tiền lẻ vào một chiếc hộp Hay túi riêng trong vòng 5 năm.

9-y-nghia-210/. Học và thành thục một ngôn ngữ nào đó.

11/. Bảo vệ sức khỏe của bạn bằng cách bạn tập trung vào tình yêu hay sự nghiệp. Bỏ đồ ăn vặt, hút thuốc, và những thói quen không lành mạnh khác.

12/. Tham gia một khóa học về thống kê và tìm hiểu cách chúng bị sử dụng sai lầm, đặc biệt là cách lập luận đã được thực hiện. Nó sẽ thay đổi cách bạn tiếp cận với hầu hết các cuộc thảo luận theo một hướng khác với cách bạn từng nghĩa

13/. Hãy cố rũ bỏ nỗi sợ hãi, vì nó là một đặc trưng của những kẻ hèn nhát.

14/. Tìm hiểu về cách lập trình: Nhìn theo cách thế giới đổi thay từng ngày, lập trình, với bản thân bạn, cũng quan trọng như viết lách và đánh máy. Nếu bạn biết làm thế nào để lập trình, dù chỉ là một chút cơ bản, bạn có một lợi thế nho nhỏ ở tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống bao gồm máy tính.

9-y-nghia-315/. Bắt đầu tiết kiệm 15% của tất cả mọi thứ bạn làm ra và đầu tư vào bất cứ thứ gì sinh lãi ổn định, dù cho nó không nhiều. Trong 5 năm tới, bạn sẽ ngạc nhiên rằng bạn đã kiếm được bao nhiêu.

16/. Tháo hoặc tránh xa tất cả các công việc, truyền hình hay sử dụng máy tính ít nhất một ngày trong tuần.

17/. Viết cho mình một lá thư sẽ được mở trong 5 năm tới. Hãy chắc chắn rằng bạn có rất nhiều câu hỏi cho mình trong tương lai.

9-y-nghia-418/. Yêu đương: Không lo lắng, vị tha, vô điều kiện.

19/. Đi tới một nơi bạn chưa từng đến mỗi ngày (ngay cả khi nó là một nhà vệ sinh ở tầng trên mà bạn chưa đi qua bao giờ).

20/. Cố gắng tự im lặng trong một phút. Chú ý tới những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của bạn trong thời gian này. Khi một phút trôi qua, ghi lại tất cả mọi thứ. Bạn sẽ ngạc nhiên (Hay không) ở những thứ mà bạn viết ra.

Phan Tất Đại chuyển tiếp