SỰ KIỆN QUANH TA (37)

Logo su kien 1

20/8 ÂL LỄ GIỖ ĐỨC THÁNH

TRẦN HƯNG ĐẠO

Dân gian có câu “Tháng Tám giỗ Cha / Tháng Ba tiệc Mẹ” để nói đến ngày giỗ của Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Nên hàng năm tại Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Q.1, đều diễn ra lễ giỗ chính thức, lễ giỗ lần thứ 711 là vào năm 2011 tưởng nhớ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Năm nay sẽ không ngoài thong lệ đó sẽ được cử hành từ rằm tháng 8 âm lịch cho đến hết ngày 20/8 AL.

Năm 2011 tại đền Kiếp Bạc, Côn Sơn tỉnh Hải Dương từ ngày 15 đến ngày 18/8 âm lịch năm Tân Mão, tại lễ hội, ngoài những nghi lễ và trò chơi dân gian truyền thống đã được duy trì, phục dựng hàng năm như lễ khai ấn, lễ rước bộ, lễ khai hội dâng hương tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, còn có nhiều nghi lễ cổ truyền được bổ sung, nâng cao về nội dung, chất lượng, như lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu.

Trong phần hội, ngoài các trò chơi dân gian truyền thống như đua thuyền, biểu diễn múa rối, năm nay sẽ tổ chức thi bắt vịt, nấu cơm. Đây là hoạt động nhằm tái hiện lại cuộc sống lao động, chiến đấu của quân dân nhà Trần cách đây 7 thế kỷ. Đặc biệt năm 2011 đã tổ chức lễ giỗ Đức Thánh Trần vào ngày mất của người vào sáng 20/8 âm lịch tại nội tự đền Kiếp Bạc và núi mâm xôi với sự tham gia của nhân dân 3 làng : Vạn Yên, Bắc Đẩu, Dược Sơn (theo Tuấn Anh)

Lễ hội đền Trần Thương

Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Đền thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và song thân của người. Là một vị anh hùng dân tộc đã hiển thánh. Trong tâm đức người dân, ông là Đức Thánh Cha. Trần Hưng Đạo được thờ ở nhiều nơi ở Hà Nam mà Trần Thương là ngôi đền quy mô, bề thế nhất.

Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc này vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dân gian có câu: Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh : Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh Mẫu (Liễu Hạnh).

Lễ hội theo quy định được tổ chức 3 ngày nhưng trên thực tế có thể dài hơn bởi vì số lượng người về lễ đăng ký dự tế khá đông nên cần thêm ngày để bố trí cho các đội tế. Mỗi ngày có 4 đến 5 đám tế, từ rằm tháng 8 đã có đoàn đến tế ở đền.

Vào ngày chính hội, phần lễ có rước kiệu, dâng hương, tế lễ, phần hội có các trò đánh cờ tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm điếm… Thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất là tục thi đấu cờ tướng.

Tục này diễn ra trước các trò hội. Khi tiếng trống nổi lên báo hiệu cuộc chơi thì các đấu thủ cùng dân làng đến sân đền tham dự. Làng chọn các lão làng, các chức sắc có gia phong tốt vào khai cuộc, trong đó, người cao tuổi nhất được làm chủ tế. Chủ tế làm lề cáo yết Đức Thánh Trần rồi rước bàn cờ từ hậu cung quay ra, đến trước hương án nâng bàn cờ lên vái ba vái.

Sau đó, cuộc chơi bắt đầu. Hai đấu thủ mang y phục truyền thống của các tướng lĩnh đời Trần mang thanh long đao vào cuộc. Sau một tuần hương, ai thắng, người đó đoạt giải. Vãn cuộc, quân cờ cùng bàn cờ được rửa bằng nước giếng của đền và nước ngũ quả, lau chùi cẩn thận rồi đặt lên hương án. Tục chơi cờ nhằm tưởng nhớ tài thao lược quân sự của Hưng Đạo Đại Vương, rèn luyện trí tuệ, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.

Lễ hội đền Trần ở Vũng Tàu

Ngày 20/08 Âm Lịch hàng năm, lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được tổ chức tại Hội đền thờ Đức Thánh Trần: số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu.

Đại lễ giỗ Đức Thánh Trần là dịp để đông đảo nhân dân tưởng nhớ công ơn vị tướng tài ba của dân tộc, ba lần đánh bại quân Nguyên Mông đem lại thái bình cho đất nước. Đây là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ từ đời này sang đời khác tại nhiều địa phương trên cả nước. Vào dịp lễ hội, hàng vạn lượt khách thập phương và người dân địa phương cùng tham dự lễ khai mạc và lễ dâng hương.

Lễ hội đền Trần ở Hòn Đất – Kiên Giang

Không chỉ du lịch sinh thái được mọi người biết đến nhiều mà việc đi thắp hương cầu phúc, an lành trong các dịp đầu năm. Đền thờ Đức Thánh Trần cũng là một địa chỉ quen thuộc. Trong các vị anh hùng dân tộc ở nước ta vào thời phong kiến, rõ ràng không có nhân vật nào được quảng đại quần chúng nhân dân tự nguyện phụng thờ nhiều như Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, mà bà con thường gọi một cách tôn kính là Đức Thánh Trần.

Hưng Đạo Vương sinh năm 1226 tại làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay là thôn Bảo Lộc, Mỹ Phúc, ngoại thành Nam Định. Ông là một bậc kỳ tài trong dòng dõi tôn thất nhà Trần: một nhà quân sự thiên tài, một nhà chính trị xuất sắc và một nhà văn hóa lớn. Đặc biệt ông dám xóa bỏ những hiềm thù riêng trong tôn tộc để gây lại mối đoàn kết hầu chống lại kẻ thù chung. Trong ba lần giặc Nguyên Mông đem quân xâm lược nước ta : 1258, 1285 và 1287, với vai trò Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn bộ lực lượng, ông đã làm cho quân Nguyên ba phen thất bại nhục nhã. Toa Đô bị giết, Ô Mã Nhi bị bắt sống và Thoát Hoan phải chui vào một ống đồng trốn chạy về Tàu. Ông qua đời ngày 20/8 năm Canh Tý (1300), được vua phong tặng là Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công, trong sự ngưỡng vọng của mọi tầng lớp nhân dân.

Ngoài đền thờ chính nơi ấp phong của ông ở Vạn Kiếp, nhân dân trong nước nhiều nơi dựng đền miếu thờ ngài. Đặc biệt tại ấp Tà Lốc xã Sơn Kiên huyện Hòn Đất, Kiên Giang, ở biên giới Tây Nam xa xôi, nơi cư trú của nhiều đồng bào từ miền Bắc vào lập nghiệp, cũng có một đền thờ Đức Thánh Trần và hàng năm bà con đều cúng tế nghiêm cẩn. Lý do xây dựng đền thờ cũng hết sức cảm động.

Theo ông Đỗ Ngọc Minh, Trưởng Ban Quản lý Đền thờ Trần Hưng Đạo Sơn Kiên, thì đền thờ ban đầu nằm ở Nam Thái Sơn, một xã hẻo lánh bên kia sông đối diện với thị trấn Hòn Đất. Trong đợt di dân vào Nam Thái Sơn hồi năm 1941 có nhiều bà con gốc gác ở Mỹ Phúc, Nam Định. Để việc làm ăn nơi xa xôi bớt cô quạnh và có thêm hơi ấm cội nguồn, một vị bô lão trong lần về thăm quê đã xin được một dúm chân hương (tăm nhang) từ ngôi đền thờ Đức Thánh Trần ở Yên Thắng. Từ một ít chân hương đất tổ nầy những bà con ở Nam Thái Sơn đã dựng lên một ngôi đền thờ sơ sài để có chỗ lui tới gởi gắm tâm linh.

Sau năm 1975, nhiều bà con Nam Thái Sơn đã di dời ra Bình Sơn, Mỹ Lâm, Bình Giang, Sơn Kiên và thị trấn Hòn Đất… để có điều kiện phát triển công việc làm ăn. Số bà con còn ở lại không nhiều. Để tiện cho những người ở xa về cúng kiến, năm 1994 bà con đã quyết định dời ngôi đền thờ từ Nam Thái Sơn về xã Sơn Kiên, Hòn Đất, ngay địa điểm hiện nay.

Mỗi năm Đền thờ Trần Hưng Đạo Sơn Kiên tổ chức cúng tế hai lần: một lần vào ngày 10/3 và một lần vào 20/8 âm lịch. Từ lâu rồi lễ cúng không còn bó hẹp trong cộng đồng bà con di dân từ miền Bắc mà đã trở thành một lễ hội chung cho cả người Kinh, người Khmer và người Hoa. Trong tiếng chiêng trống rộn ràng, Đội tế nữ của xã Mỹ Lâm (gốc dân Nam Định) với đồng phục áo dài, mấn đỏ và đai lưng kim tuyến rực rỡ đang nghiêm trang tế lễ. Còn một đội tế nam và một đội tế nữ ở các địa phương lân cận và các câu lạc bộ dưỡng sinh của những người cao tuổi ở Rạch Giá cũng tham gia, vì lễ giỗ Đức Thánh Trần kéo dài đến hai ngày.

Đặc biệt trong lễ giỗ đức Trần Hưng Đạo không có đãi ăn. Bà con đem nhiều vật phẩm vào cúng rồi sau đó chia lộc thánh. Cũng con từ thành phố Sài Gòn, Cần Thơ, thị xã Rạch Giá và các nơi nườm nượp đổ về.

Lễ Húy Nhật Đức Thánh Trần và Quân chủng Hải Quân

Mỗi năm vào tháng Mười dương lịch, tại Paris, Thủ đô nước Pháp đều có ngày húy nhật của Đức Thánh Trần Hưng Đạo do Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH – Pháp quốc tổ chức.

Nhiều năm trước Anh Chị Đặng Vũ Lợi, Chủ tịch Hội Hải Quân Hàng Hải Paris  gửi giấy mời nhưng tôi chưa một lần có  dịp tham dự vì ở rất xa Paris. Phần tôi vốn đã không mấy có cảm tình với Quân chủng Hải Quân dầu tôi có một đời yêu lính.

Trước đây hình ảnh anh lính Hải Quân trong tiềm thức tôi mờ nhạt, bởi dư luận nói rằng lính Hải Quân là những chàng Hoàng tử hào hoa, là thần tượng của những người đep kiêu sa, mỗi bến một người tình, lả lướt đa tình như con tầu lướt trên sóng biển. Yêu Hải Quân là tự sát, là biến mình thành “góa phụ ngây thơ “.

Tháng Tám năm 2000, tại Quận 13 Paris tôi tình cờ gặp lại Anh Chị Đặng Vũ Lợi. Anh Chị rất thiết tha mời tôi đến tham dự ngày Thánh Tổ Hải Quân. Tôi có hẹn Anh Chị  :

“Nếu em còn có thể trở về, xin hứa sẽ có mặt cùng Anh Chị vào ngày giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo“.

Cuối tháng Tám năm 2000, tôi đã vào tù bên nước Anh gần một năm tiếp đến lại lật thêm năm cuốn lịch ở Hoa Kỳ.

Ngày trở về cùng cận ngày giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và lần này tôi tận mắt nhìn thấy buổi lễ tế cổ truyền, từng bước đi của Ban tế tự như có một trời hồn nước uy linh.

Trong lịch sử chúng ta đã từng đọc thấy rất nhiều về lòng trung quân ái quốc, nay thời buổi “đất trời nổi cơn gió bụi“, thế sự nhiễu nhương biết tìm đâu người khí tiết kiên trung. Một lần đến nơi đặt tượng Đức Thánh Trần uy nghi tại số 16 Rue de Juilly, 77290 Mytry- Mory, France đã cho tôi một cảm giác khó quên. Thường thì trong nhân gian chúng ta chỉ thấy số đông người thờ ông Thần Tài, Thần Hộ Mạng, chớ mấy ai thờ vị Anh hùng đại công thần của Tổ Quốc. Trước khuôn viên nhà rộng rãi có đền thờ tượng Thánh Trần lẫm liệt.

Trời Paris hôm nay nắng ấm nhưng tôi nghe đâu đây tiếng sóng Bạch Đằng giang, Bạch Đằng giang mồ chôn xác giặc.

“Nam đế Sơn hà, Nam đế cư“ Lý Thường Kiệt.

Năm năm lao tù Mỹ quốc, tôi có duyên đọc được quyển Hải Sử của Đô Đốc Đặng Cao Thăng giúp tôi hiểu đứng đắn hơn về Quân chủng Hải Quân và tại sao Hải Quân lại chọn Đức Hưng Đạo Vương làm Thánh Tổ.

“Hải Quân ơi,

Anh là những Anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm nơi bóng tối âm u

Chưa một lần được hưởng ánh Vinh hoa

Nhưng tận tụy và âm thầm cứu nước“ 

(Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy)

Hải Quân Ngụy Văn Thà, cháu con Trần Quốc Tuấn, người tuổi trẻ anh hào đánh giặc trên Biển Đông. Anh chết theo tầu cho Quê hương được sống. Hải Quân Hồ Tấn Quyền vì TRUNG  tử nạn, và hình ảnh tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở Paris có phải chăng chữ TRUNG  là truyền thống của Hải Quân ?

Thì ra anh lính Hải Quân đâu chỉ có hào hoa

“Anh là lính đa tình

 Nhưng tình Non Sông rất nặng“

Cảm ơn Đô Đốc Đặng Cao Thăng đã soi sáng sự thật qua cuốn Hải Sử, cảm ơn Ông Bà Hải Quân Đặng Vũ Lợi đã duy trì bản sắc văn hóa dân tộc trên xứ người “Văn hóa còn, nước Việt còn“.

Cảm ơn những người anh, những người bạn Hải Quân xa gần bên tôi và xin thứ lỗi cho tôi đã một lần trong tôi Hải Quân mờ nhạt.

Đứng giữa trời Paris, tâm can vằng vặc

Bạch Đằng giang réo gọi Hồn Quê

Hỡi ai tỉnh, hỡi ai còn đang mê ?

(Nguyễn Thị Ngọc Hạnh – viết tại Paris nhân ngày Lễ Húy Nhật Thánh Tổ Hải Quân  Đức Trần Hưng Đạo) (tổng hợp từ nhiều nguồn)

Lan Hương chuyển tiếp

Logo TG tam linh

“BÙA RIU” TRÊN VÙNG CAO

Từ lâu, trong những câu chuyện về miền núi, người ta vẫn nhắc đến một thứ bùa, khiến những người vốn không có tình cảm bỗng trở nên quyến luyến, nhớ thương nhau, đó là bùa yêu… Thực thực, ảo ảo của bùa yêu càng khiến cho vùng cao trở nên kỳ bí, đầy chất liêu trai.

Chuyến công tác tại vùng miền núi Tuyên Quang, tôi đã có dịp đi tìm lời giải của bùa yêu. Theo người dân địa phương, bùa yêu còn được gọi bằng một cái tên khác là “bùa riu”. Ở vùng này có nhiều tộc người sinh sống, trong đó người dân tộc Tày chiếm số lượng đông thứ nhì, sau người Kinh. Và họ truyền tai nhau rằng, chỉ có người Tày mới biết thả “bùa riu”.

Huyền bí những chuyện tình

Thổ Bình (huyện Chiêm Hoá – Tuyên Quang) là một xã thuần nông, nằm cách tỉnh lỵ cả trăm kilomet đường rừng. Cảm nhận đầu tiên khi đến vùng này, ấy là vẫn còn giữ được những nét đặc trưng của một xã vùng cao : những nếp nhà sàn ẩn khuất sau luỹ tre làng, những người dân hiền lành trong những bộ trang phục đặc trưng của dân tộc mình.

Hỏi về câu chuyện “bùa riu”, ai cũng e dè, ngại ngần không muốn đề cập đến. Gặng hỏi mãi, họ thừa nhận rằng có thứ bùa khiến con người ta say đắm, mê mẩn nhau ấy. Tôi được giới thiệu để gặp một nhân vật mà theo họ, đã từng bị thả “bùa riu”. Anh Thuỳ đang kể lại chuyện mình bị thả bùa

Người tôi tìm gặp là một thanh niên ngoài 30 tuổi. Gặng hỏi anh về chuyện “bùa riu”, anh Mai Nhân Thuỳ kể :

– “Năm tôi học lớp 11, tôi chơi với người bạn ấy rất bình thường thôi, không bao giờ có suy nghĩ yêu đương gì đối với người đó cả. Sau đó, tôi có tâm trạng rất khác, lúc nào cũng nhớ đến người ta, lúc nào cũng muốn gặp người ta, một ngày không gặp tôi không thể chịu nổi, phải tìm mọi cách để được gặp. Một thời gian sau, tự tôi cảm thấy chán ghét người đó, cảm giác rất ghét, không còn muốn nhìn mặt người đó nữa. Sau thời gian đó, tôi nghĩ lại, có thể là do tôi bị thả bùa yêu. Bùa yêu chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, nếu muốn duy trì thì người đó phải thả tiếp, nếu không tự khắc nó mất đi.

Tôi bị “bùa riu” trong trường hợp nào thì tôi không biết. Người ấy sống cùng bản với tôi, giờ tôi không muốn nhắc đến tên nữa, vì họ đã lấy chồng, có con rồi.”

Ở bản Phu này người ta còn rỉ tai nhau rằng chị Pêêc biết thả “bùa riu”. Chẳng thế mà người đàn bà lam lũ, xấu xí, bàn tay co quắp vì dị tật ấy lại có thể khiến cho người đàn ông đã có vợ và hai người con trai mê mẩn mình. Chị Pêêc đã sinh một đứa con gái. Không công khai bố đứa bé là con ai nhưng dường như ai ở cái bản này cũng biết đó là con của người đàn ông đã có gia đình kia.

Tôi tìm gặp người đàn bà ấy trong một buổi chiều muộn. Chị sống cùng đứa con gái nhỏ trong một gian nhà tranh. Cái nghèo hiển hiện trong từng vật dụng của mẹ con chị : cái chén vại sứt miệng cáu bẩn, chiếc chõng tre ọp ẹp… Tôi hỏi chị về chuyện “bùa riu”, chị thừa nhận “Có đấy, nhưng chỉ làm vào dịp tết là linh nghiệm nhất, ngày thường người ta không làm bùa đâu.”

Nhưng khi tôi hỏi chị có biết thả thứ bùa đó không, chị lắc đầu và từ giây ấy, tuyệt nhiên chị không nhắc gì đến câu chuyện “bùa riu” nữa.

Hỏi thêm về thứ bùa bí ẩn này, tôi được Noóng – một cô gái dân tộc Tày – kể : “Trước kia ở đây có chị Loan Coong đem lòng yêu một anh lái xe đường dài tên Chiến. Anh này đã có vợ con ở phố rồi nên chẳng để ý đến chị ấy đâu. Thế mà một thời gian sau, mọi người thấy anh Chiến quấn quýt chị Loan Coong lắm, bỏ cả việc lái xe để ở lại đây. Đã có người trong bản nhìn thấy chị ấy đến nhờ bà Ngấm làm bùa mà. Giờ thì anh kia đã bỏ vợ, lấy chị ấy và lên phố sống rồi”.

Để chứng minh cho lời kể của mình, Noóng dẫn tôi đến cuối bản, chỉ cho tôi ngôi nhà trước đây của chị Loan Coong. Gian nhà tranh không người ở hoang tàn, cũ nát. “Thỉnh thoảng thấy chị ấy về quê, chắc để làm bùa đấy, vì thứ bùa này chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, muốn duy trì phải làm lại” – Noóng thì thầm chỉ đủ cho tôi nghe.

Lời niệm chú của bùa yêu

Trong câu chuyện Noóng kể, tôi nghe được thông tin về người biết thả “bùa riu”.

Vào vai một người thất tình, tôi tìm gặp một bà Ngấm để xin học cách làm bùa. Bà Ngấm đang đọc lời niệm chú của bùa yêu

Bà Ngấm năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng còn khá minh mẫn. Sau lần ngã khi leo lên bậc thang nhà sàn, bà Ngấm chỉ có thể nằm để tiếp chuyện tôi. Sau một hồi than vãn, năn nỉ, bà lão đồng ý dạy tôi cách thả “bùa riu” vào một ngày rằm trong tháng.

Bà Ngấm dặn tôi cách thức thả bùa : “Khi gần người mình yêu, miệng lẩm nhẩm đọc lời thần chú bằng tiếng dân tộc, vừa đọc vừa đặt tay lên vai người mình yêu. Nhớ là phải bí mật, không để đối tượng biết việc làm đó, nếu không tự nhiên sẽ ghét nhau lắm đấy”.

Rồi bà đọc để tôi chép lại lời thần chú:

“Cằm câu pấu mác phung lấn khoẳn

Cằm câu pấu mác mặn lấn ăn

Cằm câu pấu báo đai lừm me

Cằm câu pấu báo ké lừm rườn

Mừ mí hăn câu mừ hảy

Mừ hăn câu nả phằng khua mà thú…

Thương câu nắc

Rặc câu lai”

Tạm dịch là:

“Lời tao thổi vào quả mơ, quả mơ rụng

Lời tao thổi vào quả mận, quả mận rơi

Lời tao thổi khiến con trai độc thân quên mẹ

Lời tao thổi khiến đàn ông có vợ quên nhà

Mày không nhìn thấy tao, mày khóc

Mày nhìn thấy tao mày cười, tìm về

Thương tao rất nhiều

Yêu tao rất nhiều”

Thay cho lời kết

Một thời gian sau đó, tôi có dịp trở lại vùng núi Tuyên Quang và ghé thăm bà Ngấm – người đã truyền dạy cho tôi những lời niệm chú bùa yêu mà tôi chưa có dịp tự mình kiểm chứng hôm nào. Bà Ngấm đã yếu hơn nhiều sau lần bị ngã ấy, giờ đây bà chỉ có thể ngồi được một lát rồi lại phải nằm xuống giường ngay vì lưng vẫn đau mỏi. chuyện của thế giới tâm linh thì khó có thể biết trước được

Đã quá trưa, tôi ở lại dùng bữa cùng gia đình bà cụ. Một điều khá đặc biệt là bữa cơm ấy được chính anh con trai bà Ngấm chuẩn bị. Thậm chí, mọi việc chăm sóc, thuốc men, vệ sinh cá nhân của bà cụ cũng một tay anh con trai làm, điều mà trước đây là công việc của chị con dâu của bà Ngấm.

Sau bữa trưa, tôi tế nhị hỏi thăm về chị con dâu. Bất ngờ, bà cụ buồn rầu thổ lộ : “Nó về bên ngoại rồi. SG Xuan MaiChúng nó đang xin xã để được bỏ nhau, làm đơn rồi”. Tôi thắc mắc, rằng tại sao bà cụ không truyền cho con trai cách làm bùa yêu, để anh ấy giữ gìn hạnh phúc gia đình mình, bà cụ lắc đầu tỏ vẻ bất lực : “Nó không yêu nhau nữa rồi, đã làm bùa nhưng không có tác dụng gì”.

Tôi chào bà cụ ra về, đầu vẫn vảng vất câu niệm chú bà truyền dạy hôm nào : “Lời tao thổi khiến con trai (con gái) độc thân quên mẹ. Lời tao…” (theo Xuân Giao)

Xuân Mai chuyển tiếp

SG Lan HuongQUÁI GỞ CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ

NGOẠI TÌNH VỚI ”MA”

Đem chuyện gặp gỡ cô gái Nguyễn Thị K. bị ma quỷ hành hạ kể với ông Nguyễn Mạnh Quân, ông Quân bảo rằng, những chuyện đại loại như thế rất nhiều, và khẳng định rằng, K. đã rơi vào trạng thái của người bị tâm thần, bị đủ các loại ảo giác, ảo thanh, ảo vọng, ảo thị.

Theo ông Quân, bộ não gồm có phần ý thức và vô thức. Ý thức điều khiển và bảo vệ cơ thể bằng những “cầu chì”. Hiện tượng mộng du, bóng đè chính là chiếc “cầu chì” nào đó bị lỗi. Khi những “cầu chì” bảo vệ cơ thể bị lỗi, thì cơ thể sẽ bị loạn, ý thức và vô thức hoạt động lẫn lộn, khiến con người ở trạng thái nửa mơ nửa tỉnh, còn gọi là “tẩu hỏa nhập ma”. Để điều trị những bệnh nhân này, phải tìm được nguyên nhân, gỡ bỏ ám thị, sửa “cầu chì”. Bệnh viện tâm thần có thể điều trị được những ca bệnh kiểu này, nhưng khó triệt để. Phương pháp thôi miên cũng có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc. Đây là phương pháp điều trị rất thịnh hành ở châu Âu.

5 Bat ma 1Theo ông Quân, hiện tại, những chuyện quái gở kiểu như yêu “vong”, làm tình với “ma” diễn ra rất nhiều, ông đang phải điều trị cho khá nhiều chị em bị hiện tượng này sau khi đi áp vong về.

Trong số những phụ nữ bị yêu đương và làm tình với “ma” được ông Quân điều trị, có một câu chuyện cười ra nước mắt mà tôi không thể tưởng tượng được.

Chị Cao Thị H. đã có chồng và một con trai. Chị H. làm việc cho một ngân hàng, còn anh chồng là kỹ sư xây dựng. Nhà cửa ở Hà Nội. Cuộc sống vợ chồng khá sung túc.

Cuối năm ngoái, gia đình tổ chức tìm mộ liệt sĩ, nên chị H. có nhiệm vụ đi cùng để cho vong nhập. “Vong” cũng nhập vào chị H., và gia đình cũng đào một ngôi mộ vô danh về thờ. Chẳng biết rõ hài cốt đó có đúng không, vì gia đình không xét nghiệm ADN.

Nhưng sau khi tìm mộ về, chị H. phát lộ nhiều khả năng đặc biệt, có thể xem bói, gặp gỡ, trò chuyện với người âm thường xuyên.

5 Bat ma 2

Khả năng của chị khiến anh chồng là kỹ sư, vốn không tin ma quỷ, cũng phải tin sái cổ. Nhưng khốn nỗi, một con “ma” đàn ông đã cướp mất người vợ yêu quý từ tay anh. Vì nhiều đêm, khi hai vợ chồng đóng cửa, tắt đèn, chuẩn bị ái ân, thì chị lại đẩy chồng ra, rồi ngồi khóc. Chồng gặng hỏi nhiều quá, thì chị buộc phải kể thật rằng, có con “ma” cứ đứng ở cạnh giường chằm chằm nhìn vợ chồng chị, khiến chị không thể chiều chồng được. Anh chồng không thể tin được chuyện này vì đó là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Chị H đã bị một “vong” yêu say đắm và phá rối cuộc sống hiện tại. Gia đình phải đưa chị đến Liên hiệp UIA để “bắt ma”, từ đó chị mới trở lại người bình thường.

Lan Hương chuyển tiếp