QUÁI KIỆT TRẦN VĂN TRẠCH !

Logo nhan vat

9-tr-van-trach-1QUÁI KIỆT TRẦN VĂN TRẠCH !

https://youtu.be/gXCqMCxXnE0

Mời nghe ca khúc “Xổ Số Kến Thiết Quốc Gia”

Trần Văn Trạch khi còn là học sinh lớp 7 trường Nguyền đình Chiểu đã từng làm mưa làm gió về văn nghệ tại rạp hát Thầy Năm Tú Mỹ Tho – Mặc Nhân TVC. Hiện tượng Trần Văn Trạch đã đến với tôi vào năm 1939 tại rạp hát Thầy Năm Tú, Mỹ Tho vào mùa bãi trường năm ấy.

Trần Văn Trạch sinh năm 1924 tại làng Đông Hòa, tỉnh Mỹ Tho, học sinh trường Collège de Mỹ Tho. Ngày lễ phát thưởng bãi trường niên học 1937-38 của trường được tổ chức long trọng tại rạp hát Thầy Năm Tú. Trần Văn Trạch lúc bấy giờ mới học lớp 2ème (deuxième année tức là đệ nhị niên tức là lớp 7 bây giờ) được phân công phụ trách phần văn nghệ, đồng thời là hoạt náo viên (animateur) vừa bằng tiếng Việt vừa bằng tiếng Pháp.

Có nghĩa là nhà trường khoán trắng cho Trần Văn Trạch, một học sinh lớp 7 cáng đáng một trọng trách không dễ chút nào.

Lúc bấy giờ, chính quyền Pháp ở Đông Dương đang tổ chức cuộc đua xe đạp vòng quanh Đông Dương, nên sau khi ra trình diện và chào khán giả xong, MC. Trần Văn Trạch nói : “Kính thưa quí vị. Hiện nay chúng ta đang theo dõi cuộc đua xe đạp vòng quanh Đông Dương, tôi cũng xin đưa quí vị đi vòng quanh Đông Dương nhưng bằng lời ca tiếng hát”. Đợi cho tiếng vỗ tay chấm dứt, cậu bé lóp 7 tiếp tục : “Tôi xin bắt đầu cuộc hành trình từ Nam ra Bắc. Ở Nam kỳ có lối nói thơ “Lục Vân Tiên”, tôi xin nói một một đoạn thơ Lục Vân Tiên:luc-van-tien-1

Vân Tiên cõng mẹ đi ra

Đụng phải cột nhà cõng mẹ trở vô

Vân Tiên cõng mẹ trở vô

Đụng phải cái bồ cõng mẹ trở ra

Vân Tiên cõng mẹ trở ra

Đạp bãi cứt gà cõng mẹ trở vô

Vân Tiên cõng mẹ trở vô

Đụng phải chày vồ cõng mẹ trở ra

Vân Tiên cõng mẹ trở ra


Mặc dù còn nhỏ tuổi, trới phú cho Trần Văn Trạch một giọng ấm áp, cùng với lối diễn xuất lẩm ca lẩm cẩm cỏng mẹ ra, vô… đầy tính chất mộc mạc phương nam, khán giả đổ ra cười nghiêng, cười ngửa. Đợi cho mọi người thôi cười, Trần Văn Trạch lấy lại vẻ trịnh trọng, xoa xoa tay và nhỏ nhẹ thưa : “Kính thưa quí vị, quí vị có biết Lục Vân Tiên cõng mẹ đi đâu không ? Chính mẹ bịnh nên Lục Vân Tiên cõng mẹ đi tìm thầy hốt thuốc, nhưng vì mù loà, Lục Vân Tiên đi ra đụng vật nầy đi vô đụng vật kia. Loay hoay mãi không tìm ra lối đi… Vậy mà quí vị nỡ nào cười cho cái đau khỏ của một người con hiếu thảo cõng mẹ đi trị bịnh. Lẽ ra quí vị nên chỉ đường cho Lục Vân Tiên mới phải…”.

Không khí đang vui vẻ ồn ào bỗng trở nên lặng trang. Quí bà mẹ học sinh dự lễ lấy khăn ra lau nước mắt. Các cô học sinh gái sụt sịt khóc, kể cả thầy cô cũng chưng hửng cho cái tài năng sớm lộ của đứa học trò mình.

Chưa hết, tiếp tục đi vòng quanh Đông Dương, Trần Văn Trạch 3 Gai Hue 1đưa khán giả ra Huế. Nơi đây, chàng nghệ sĩ tí hon nầy không biết học ở đâu, vì thời bấy giờ việc giao lưu văn hóa giữa ba miền còn rất hạn chế, đã cho khán giả nghe với một giọng Huế nữ đặc sệt, trọ trẹ, nặng nặng, ấm ấm, ức ức… khó cho người miền Nam bắt chước:

Chiều chiều trước bến Vân Lâu

Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông.

Thuyền ai thấp thoáng bên sông,

Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.

Tiếp tục ra Bắc, lại một thể loại dân ca đặc thù bài hát theo điệu cò lả:

Con cò… là cò bay lả… í a lả lả bay la

Bay từ… là từ cửa phủ… bay ra là ra cánh đồng

Tình tính tang… là tang tính tình

Cô mình rằng… ấy anh chàng ơi

Rằng có biết biết hay không…

rằng có nhớ là nhớ hay không ?

Với giọng Bắc ẻo lả, mấy từ nhồi duyên dáng theo điệu ca dân gian, và qua từ màn văn nghệ đầu tiên đến giờ, anh học sinh Trần Văn Trạch thật sự đã chinh phục khán giả. 9-tr-van-trach-3Rạp hát Thầy Năm Tú rộng là thế, khán giả đông là thế mà cả rạp im phăng phắc để nghe, để thưởng thức một cái gì mà từ trước đến giờ chưa được nghe, chưa được thưởng thức.

Đến khi anh đưa khán giả vào xứ Lào để trông anh múa lèo với những cánh tay uyển chuyển đưa lên cao, cùng với 10 ngón tay uốn éo cử động, và hai bàn chân khi nhón lên khi hạ xuống nhịp nhàng uyển chuyển theo dòng nhạc Lào 9-tr-van-trach-2buồn buồn, xa vắng.

Rồi anh lại đưa khán giả vào xứ Chùa Tháp qua màn biểu diễn điệu múa Lâm thôn độc đáo Khmer cùng với nhưng câu hát Dù kê bòn ơi ! Bòn ơi !… tâu náaaa…

Những điều nầy tôi viết theo ký ức của tôi không hề qua tư liệu hay bài viết của ai vì tôi nhỏ hơn anh 2 tuổi, học chung trường với anh nhưng sau anh 2 lớp. Tôi đến dự lễ phát thưởng để xem anh trình diễn văn nghệ không phải với tư cách lãnh thưởng, càng không thể là khách mời chỉ là thằng nhỏ… đi coi hát cọp.

Sau buổi văn nghệ nầy một cô đầm, con của một người Pháp làm việc tại Mỹ Tho, nói với cha : “Ba gả con cho anh học trò đó, nếu không con cũng theo không ảnh.”. Và cô thiếu nữ người Pháp nầy, người bị anh chàng học trò tài ba nầy hớp hồn ngay trong đêm văn nghệ nầy, sau nầy là Trần Văn Trạch phu nhân.

9-tr-van-trach-4Chuyện nhân vật “Mỹ Tho Trần Văn Trạch” đến đây chấm dứt cũng đũ rồi nhưng tác giả xin phép viết thêm đôi dòng. Nói về Trần Văn Trạch phải nói đủ : Trần Văn Trạch nhạc sĩ, Trần Văn Trạch ca sĩ, Trần Văn Trạch kịch tác gia, Trần Văn Trạch kịch sĩ, Trần Văn Trạch soạn giả, Trần Văn Trạch người dẫn chương trình, Trần Văn Trạch người lập chương trình… Bất cứ trong lĩnh vực nào mà Trần Văn Trạch tham gia, ai ai cũng thấy cái “dấu ấn đặc thù Trần Văn Trạch” nổi lên.

Một chuyện nhỏ. Ông Trần Văn Trạch có rất nhiều biệt tài. Như trong chương trình văn nghệ phát thưởng ở Trường Nguyễn Đình Chiểu nói trên, ông đã đưa khán giả từ đoạn đầu vui cười hả hê qua chất hài có duyên của ông, rồi lập tức chuyển qua chất bi thương xúc cảm một cách tài tình. 9-tr-van-trach-5Nhạc phẩm “Chuyến xe lửa mùng năm” cũng vậy. Đoạn đầu với cái giọng của một thằng bé ngoài Trung vì chiến tranh lìa mẹ vào Sài Gòn bán báo kiếm sống. Tết đến em có dư một số tiền nhỏ về quê cho mẹ.

Ngồi trên xe lửa về quê thằng bé ca hát nghêu ngao vui vẻ nghĩ rằng sẽ gặp mẹ, ôm mẹ vào lòng, nhưng khi về quê thì mới biết chiến tranh đã thiêu rụi ngôi nhà và mẹ cũng đã chết từ lâu. Đoạn nầy dòng nhạc, lời ca chuyển thành thống thiết… thính giả chỉ còn biết lấy khăn lau nước mắt.

Một chuyên nhỏ. Nhanh trí. Trong một vở kịch, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đóng vai một anh hùng trừ gian diệt bạo. Theo vở kịch là khi bắt được tên cướp… đưa cây súng sáu chĩa vào đầu tên ăn cướp, bóp cò, súng nổ, tên cướp ngã ra chết, đền mạng… Nhưng trớ trêu, đạn giả bị lép, súng không nổ trái với kịch bản…

Trần Văn Trạch bình tĩnh không để cho vở kịch bị sượng nên lớn tiếng nói với giọng kẻ cả, bảo tên cướp : “Ha… ha… lần nầy ta tha cho ngươi, lần sau còn tái phạm ta không tha đâu… ha… ha…”. Tên cướp lẽ ra khi súng nổ ngã lăn ra chết nhưng súng không nổ cũng lỡ bộ nhưng nghe Trần Văn Trạch cương một câu mừng quá cũng cương 9-tr-van-trach-6theo và xin… lạy Trần Văn Trạch cám ơn cứu tử. Màn hạ. Ông bầu… chịu quá. Khán giả không biết gì, cũng vỗ tay…

Một chuyện nhỏ. Bản nhạc “Xổ số Kiến thiết”, một bản nhạc “quảng cáo” thôi, tầm thường như vậy, thế mà vào tay của Trần Văn Trạch đã trở thành một ca khúc hay mãi đến bây giờ cũng không ai có thể hát được như vậy.

Một chuyện không nhỏ. Ngay khi còn nhỏ tập tành ca hát là Trần Văn Trạch, với giọng SG Ph Tat Daithiên phú nên bắt chước ca sĩ Pháp là Tino Rossi hát giọng ténor. Ca sĩ ténor Tino Rossi biết được điều nầy nên khi Trần Văn Trạch đến Pháp, chính Tino Rossi, không tị hiềm, lại tìm Trần Văn Trạch để lời khen ngợi và còn lăng-xê cho Trần Văn Trạch hát trên Radio, trên Télé của Pháp.

Người đời ban tặng ông danh hiệu “quái kiệt” không ngoa và quái kiệt Trần Văn Trạch bị ung thư gan từ Mỹ trở về Paris chữa bệnh và đã mất vào ngày 12 tháng 4 năm 1994 ở tuổi 70. Và ông đã yên nghĩ tại nghĩa trang Valenton, Paris

Phan Tất Đại chuyển tiếp

SG Lan Huong 2VIẾNG MỘ

“QUÁI KIỆT”

TRẦN VĂN TRẠCH

Nhân dịp sang Pháp tham dự Lễ tưởng niệm 100 ngày mất của GS-TS Trần Văn Khê, tôi được tháp tùng cùng GS-TS Trần Quang Hải và vợ ông là danh ca Bạch Yến thăm mộ cố nghệ sĩ Trần Văn Trạch, cũng là chú ruột của ông Hải, tại nghĩa trang Cimetière Intercommunal de Valenton, ngoại ô Paris – Pháp.

“Quái kiệt” Trần Văn Trạch (sinh năm 1924 – mất năm 1994) là chú ruột GS-TS Trần Quang Hải. Theo phong tục ở Pháp, tới ngày lễ Thánh, người thân thường mang hoa cúc đến mộ người đã khuất viếng thăm. Vì bận việc rời Paris một thời gian, không thể đến đúng ngày nên GS-TS Trần Quang Hải và vợ mang hoa đến trước một tuần. Tôi may mắn được tháp tùng theo họ.

Mộ “quái kiệt” Trần Văn Trạch tọa lạc trong khu nghĩa trang yên tĩnh, thoáng đãng. Chậu hoa cúc vàng rực được đặt lên mộ phần người đã khuất.

9-vieng-mo-1“Chú tôi là một nghệ sĩ tài hoa. Trong số nhiều con của ông, có Hà Trần hiện là giáo viên dạy piano tại một trường đại học lớn của Pháp, rất quan tâm đến đời sống văn hóa dân tộc. Nay viếng mộ chú, thắp nén hương lòng, tôi cảm nhận chú tôi đang tươi cười với con cháu, ông không còn lạnh lẻo trên xứ người. Thế hệ con cháu của ông vẫn tiếp nối truyền thống gia đình, giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa nghệ thuật dù ở bất kỳ quốc gia nào” – GS-TS Trần Quang Hải tâm sự.

“Vua vọng cổ” Viễn Châu kể rằng “quái kiệt” Trần Văn Trạch là người khai sinh ra trào lưu độc diễn hài hước. Chỉ với một cái loa cầm tay, ông có thể điều khiển tâm trạng khán giả khóc cười, vui giận, hờn dỗi theo câu chuyện. Ông còn có tài giả giọng đủ thứ âm thanh, nhạc cụ, tiếng động vật, tiếng xa lửa chạy bằng miệng và hơi thở.

Về sáng tác, “quái kiệt” Trần Văn Trạch có nhiều bài hát thập niên 1950 – 1960 của thế kỷ trước, mang tính cổ động tuyên truyền, thu hút khán thính giả nhờ giai điệu và ca từ rất dễ nhớ. Điển hình là bài “Cái đồng hồ tay”, do ông sáng tác và thể hiện mà đến hôm nay, nhiều khán giả thời trước vẫn còn nhớ.

9-vieng-mo-2

“Thưa quý ngài, mỗi người đều có mang một cái đồng hồ. Mà đồng hồ người ta có hai cây kim: một cái chỉ giờ, một cái chỉ phút. Còn đồng hồ của tôi có tới năm mười cây kim ở trong đó: cái chỉ giờ, cái chỉ phút, cái chỉ tháng, cái chỉ ngày, mặt trăng, mặt trời, hướng nam, hướng bắc, nước lớn, nước ròng. Cho nên xem vô, nếu mà sai cây kim thì cũng phải điên đầu với nó.nguyen-cau-7

Tích tắc tích/ Sướng thay tôi về, từ brocanteur mới về đây/ Tích tắc tích/ Rất biết ăn xài, mang trong tay cái đồng hồ tay/ Có kim chỉ giờ này/ Có kim chỉ ngày này/ Thêm vô cung trăng nó quay khi khuyết khi đầy/ Tích tắc tích/ Trong lòng tôi cũng khuây này/ Mỗi hôm trong tuần, muốn xem hôm gì/ Đặc biệt lắm là cái đồng hồ này, mình muốn biết bữa nay thứ mấy, nó cũng có cây kim chỉ ở trong nữa/ Lundi, jeudi, chúa nhật, ngày ta hay đi/ Muốn biết bắc nam đi trên đàng/ Cũng có cái kim như địa bàn/ Và waterproof, automatic, thêm extra plaque anti-magnetic, anti lang bang, anti khoai lang, anti lung tung nhìn vào mà phát rung!!!/ Ôi! cái đồng hồ/ Ôi! cái đồng hồ”.

Lan Hương chuyển tiếp

Chủ đề : Tiếng hát “quái kiệt Trần Văn Trạch

– MC Việt Thảo- Quái Kiệt Trần Văn Trạch

Tại vũ trường Ritz (của NS Ngọc Chánh) – 1993

https://youtu.be/5uXar7gBJbQ

9-tr-van-trach– Xe Lửa Mùng 5

https://youtu.be/V4X6TH7Etr0

– Trần Văn Trạch & Việt Hùng

https://youtu.be/_ItPZdtsNbU

– Sầm Giang Tái Ngộ 03 – Trần Văn Trạch

Đêm Sầm Giang Tái Ngộ tại Montréal – 1994-05-22

https://youtu.be/HD5zURWzb8s?list=RDV4X6TH7Etr0

– Chiều Mưa Biên Giới

https://youtu.be/WQGGGMEOcu8

– Mùa Thu Chết

Mời nghe nhạc phẫm Mùa Thu Chết của Phạm Duy qua tiếng hát của quái kiệt Trần Văn Trạch. Đặc biệt ở đây Trần Văn Trạch trình bày nhạc phẫm này bằng cả hai thứ tiếng : Việt và Pháp.

https://youtu.be/iAop3usHNAk

– Xuân Đất Khách

https://youtu.be/-5Nmhe_IZa8

Quế Phượng chuyển tiếp

Logo Van nghe

HNg Huynh V. Yen 3ĐÀN CHIM HỘI TỤ

– Như Phương

Còn hơn mười tháng mới đến ngày Kỷ Niệm Một Trăm Năm ngày thành lập trường Đồng Khánh. Hồi đêm, Thường đã nói chuyện với tôi về tiết mục Văn Nghệ góp vui cho ngày Phượng Vỹ 2017.

Thường là nữ sinh Đồng Khánh, đồng thời là nhân viên của trường nên Thường chú ý với các việc liên quan tới Cô Thầy của trường xưa… Promo của chúng tôi ở Bắc Mỹ cũng khá đông. Mỗi lần gặp nhau ở Họp Mặt Phượng Vỹ thì… tha hồ ồn ào.

Nhớ mùa Họp Mặt 2013, kỷ niệm 25 năm Sinh Hoạt của Phượng Vỹ Houston. Trước đó hai ngày, chúng tôi đã có gặp nhau: một nhóm ở nhà Mẫu Đơn, một nhóm ở nhà Diệu Cầm, một nhóm ở nhà Phan Tâm… thay đổi từng năm; có khi ở nhà chị Thu Hồng; nhà Như Hoa… Không nói được nỗi vui của những U70 này. Nhưng hai ngày sau tiếp tục gặp nhau; chúng tôi không ngồi yên trong chỗ ngồi của mình, còn ” lăn xăn” khắp các bàn; hết chuyện này đến chuyện kia. Tay bắt, mặt  mừng, tía lia…

9-dong-khanh-2Năm đó, Buổi Sơ Ngộ tại nhà Mẫu Đơn, nhộn hết sức. Tiền Hội Ngộ ở Maxim’s ồn ào. Không ai ăn nhiều. Tối đến về nhà đói bụng làm sao! Rồi Lê chở Tôn Kính, Bồng Lai và tôi đi chơi, ghé thăm Hạnh…

Cứ mỗi lần họp mặt; các cựu nam sinh có uống chút chút. Còn các cô lấy nụ cười cho no bụng… Cũng vui. Vui hơn đi dự những tiệc Đám Cưới.

oOo

9-dong-khanh-1Kế hoạch của nhóm chúng tôi sẽ trình diễn nhạc cảnh CGNSĐK trên sân khấu Phượng Vỹ Houston vào tháng Chín 2017. Nhân sự có lẽ nhiều; Nhạc cảnh thì dễ hơn Vũ Khúc. Tôi muốn nhóm chúng tôi có một mục múa cho chương trình hấp dẫn nhưng các bạn ờ xa nhau, không làm sao tập dượt nhiều lần trước Đại Hội. Chỉ có nhóm Houston là tập múa được thôi. Tôi nghĩ là nhiều bạn còn ” mềm mại” nhờ tập ZUMBA hằng ngày. Bồng Lai, Kim Tri, Tôn Kính, Diệu Minh, Thường, Hiếu Tâm, Xuân Hoàng, Tâm Anh, Ngọc Lãnh, Mỹ Châu, Đông Lan… là những bạn còn sức khỏe và bước đi còn mềm mại lắm đó.

Ở nhà thì được gọi bằng ” bà” nhưng lên sân khấu thì … các bà là các nữ sinh ĐK cũ chứ phải chơi. Cho đến nay, các bạn U70 vẫn còn múa trong các chương trình Văn Nghệ của các Hội Ái Hữu … Đó là điều vui… cho Tuổi Vàng ở xứ này…

Chương trình Văn Nghệ sắp tới của Phượng Vỹ chắc là hay lắm. Thường chờ coi bạn nào trong nhóm chúng tôi ghi danh tham dự Đại Hội Kỷ Niệm sắp tới thì mới chuẩn bị y phục và nhân số cho màn Nhạc Cảnh.

hoa-phuongTôi chưa có ý định tham dự Đại Hội đó vì còn lấn cấn với họp mặt ở Dallas vào June 2017. TX cũng là xứ nổi tiếng về phong cảnh nhưng mùa Hè nóng quá. Nếu đến TX hai lần trong mùa Hè thì…hơi ngán.

Mùa Hè vừa qua, khi tôi rời Dallas, nhiệt độ ở đó là 103F. Ớn quá. Với cái áo màu trắng phong phanh mà chịu không nổi khi bước ra khỏi xe để vô phòng check- in. Mỗi lần máy bay đáp phi trường LAX sau mùa Vacation, tôi thấy nhẹ nhõm cả người với cơn gió biển từ Pacific Ocean thổi vào. Phi trường LAX cũng như Phi trường John Wayne …  gió mát dịu về mùa Hè… Vì vậy, nhiều bạn ngại ngùng đi TX vào đầu tháng Chín.

Diệu Khanh, Lạc, Lê, Từ, Mẫu Đơn, Sửu, Tuyết Ngọc, Ngọc Cầm…. là những thành viên Văn Nghệ hầu như hằng năm của PV/ Houston.

Năm 2017 đánh dấu Lần Họp Mặt Quan Trọng: thời gian đã chín muồi của từng người nên một bạn nói là nên dự vì Cánh Chim Đầu Đàn năm tới đã 82 rồi.

Hoa phuongNgoảnh lại thấy tuổi đời không nhỏ

Tâm hồn còn dưới mái trường xưa

Vui đi nhé ngày mai nắng hay mưa

Tình Thầy, tình Bạn muôn đời khắn khít

Nửa đời tha hương, lòng tha thiết

Thuở áo trắng sân trường đáng yêu

9 Gai Hue 2Nhớ xưa, trong tay vui sáng chiều

Nay cứ rứa cho đời không nhạt

Giả như cơn gió đem ta hơi mát

Bỏ mặc một lúc cháu ở nh

Tìm lại tuổi hồng ngôi trường x

Ở đó là Phượng Vỹ tình trường cũ

Giả như chút “thiêng liêng” một thuở

Tr Hue 2Kỷ niệm như lễ giỗ nhớ nguồn

Vui thấy Cô Thầy được khỏe luôn

Mừng Bạn còn trao nhau chuyện tếu

Phượng Vỹ tên gọi ngày thơ ấu

Bay về đây hát khúc hoan ca

Có nơi đâu tự nhiên một nhà

Như Đồng Khánh trường xưa Họp Mặt.

“Không có mợ thì chợ cũng đông” đó là câu ngạn ngữ từ xưa. Phượng Vỹ là bức họa của cổng trường trên sân khấu của MARIOTT hoặc của MARK ADAMS… nhưng sao có cảm giác như đứng trước sông Hương nhìn vô Trường Đồng Khánh.

Vậy mới biết tình cũ sống động như “cái gì Thiêng Liêng”, là Ân Nghĩa, là Tình Cảm Sâu Đậm nhất của Thời Gian Đầu Đời. (theo Như Phương 11/11/2016)

Yên Huỳnh chuyển tiếp

Logo thu gian 2

Hượm đã

Trong rừng các con thú đang nhậu thì hết rượu. Một con bảo ốc sên đi mua, con kia nói : “Ốc sên đi lâu lắm”

tranh-vui– Thì cào cào đi.

– Nhưng cào cào vừa đi vừa nhảy đổ hết còn gì.

– À thế để rết đi mua vì nó có nhiều chân đi nhanh lại không đổ.

Chờ một hồi lâu không thấy rết mang rượu về, một con mở cửa thấy rết vẫn còn ngồi trước cửa mới hỏ i:

– Sao không đi mua rượu.

Rết trả lời:

– Đi chứ sao không. Không thấy tao đang mang giày hả ?

Yên Nhàn chuyển tiếp