Bản tin số 365/2525 – Ngày 31/12/16

Logo ban tin

SG Ng Viet 1NGÀY MAI 1/1/2017

DỜI ĐỊA CHỈ TRANG

“HỒ NGỌC CẨN GROUP 2017”

Các bạn,

Như đã thông báo gần nửa tháng nay, bắt đầu từ ngày mai 1/1/2017, trang Hồ Ngọc Cẩn Group sẽ chuyển sang địa chỉ mới, và với địa chỉ đường dẫn sau đây :

https://mienyeuthuong.wordpress.com

Và trang nhà này vẫn tồn tại để các bạn có thể truy cập được, nhằm tìm lại các bài vở hình ảnh cũ như những năm 2010, 2011, 2012. 2013, 2014,… (trang bạn xem thuộc 2 năm 2015-2016)

logo-ban-tin

Chuyện dời địa chỉ là bất đắc dĩ với người phụ trách, do đây là trang “đeo vè” với trang chủ wordpress.com, vì thế số dung lượng có hạn mức là 3Gb, nay chúng tôi đã sử dụng gần hết, nên các hinh ảnh được post thường không định chuẩn như ý (do hình tự biến dạng).

Thông thường với các trang blogs khác với 3Gb này bạn sử dụng 10 năm cũng chưa hết dung lượng, lý do là đôi khi mỗi tuần,web-wordpress hay mỗi tháng không có thời gian tính để post bài, cũng như phần hình ảnh chiếm rất ít để minh họa.

Để làm một trang blog đẹp từ một người từng kinh qua nghề thiết kế mỹ thuật trang sách báo (còn gọi là dàn trang, mà cuốn hồi ký “Đời làm báo” của Nguyễn Việt sắp xuất bản có hướng dẫn, hoặc trang web Take2Tango – trang web này đã bôi sổ vì người điều hành qua đời), nên buộc lòng phải chuyển sang địa chỉ  mới để trang nhà của chúng ta luôn đẹp về hình thức, còn nội dung vẫn theo tiêu chí cũ (xin xem Lời Phi Lộ của người phụ trách, được bạn bè thường cho rằng là người “ăn cơm nhà vác tù và hàng Tổng”,) mong các bạn thông cảm. Và mời các bạn đón xem.

Nguyễn Việt

chuc-nam-moi-1

Logo do day

HNg Huynh V. Yen 3CUỘC SỐNG Ở HÒN ĐẢO

NẰM ‘BÊN RÌA THẾ GIỚI’

Cư dân đảo Foula của Anh phải vượt đại dương để đi mua thực phẩm và chấp nhận cuộc sống không có sóng điện thoại di động.

H1: Năm 1937, bộ phim “Nơi tận cùng thế giới” ra mắt, với nội dung là câu chuyện về hòn đảo St Kilda của Anh. Tuy nhiên, do không được phép quay tại St Kilda, đạo diễn Michael Powell đã chọn đảo Foula làm bối cảnh thay thế. Bộ phim đã tạo cảm hứng để nhiếp ảnh gia nổi tiếng Jeff J. Mitchell tìm đến Foula và thực hiện bộ ảnh này.

H2: Đảo Foula, thuộc nhóm đảo Shetland, có diện tích khoảng 13 km2 và dân số chỉ 30 người. Nằm gần Na Uy hơn thủ phủ Edinburgh của Scotland, 2-hon-dao-1đây là hòn đảo có người cư trú biệt lập nhất trong quần đảo Anh. Con người đã bắt đầu cư trú trên hòn đảo này từ cách đây 5.000 năm.

H3: Foula giờ đây đã trở nên hiện đại hơn 80 năm trước, với sân bay chuyên chở cư dân đi lại giữa hòn đảo này và các đảo chính trong nhóm đảo Shetland. Tuy nhiên, hòn đảo vẫn chưa có sóng di động và quá ít dân. “Không có xe cộ, không có tiếng ồn. Điện thoại của bạn hoàn toàn vô dụng ở đây”, nhiếp ảnh gia Mitchell nói với BBC. Thậm chí muốn đi mua sắm hay đi khám răng, người dân phải dùng máy bay hoặc thuyền vượt biển.

H4: Những hạn chế đó không khiến cuộc sống của người dân nơi đây buồn tẻ. Ông Stuart Taylor, người sống trên đảo 30 năm, nói: “Chúng tôi vẫn có điện thoại cố định, 2-hon-dao-2Internet, điện và tivi, vậy chính xác bạn đâu thiếu thứ gì. Chỉ cần một cú điện thoại là có thể tập hợp mọi người đến ăn tối và chơi nhạc”.

H5: Dù vậy, nhiều khách du lịch vẫn cảm thấy không thể chịu đựng sự tĩnh lặng đến hiu quạnh ở nơi tận cùng thế giới này. Ông Taylor kể một du khách từ Edinburgh nói muốn đến Foula để nghỉ ngơi, nhưng chỉ sau một ngày anh ta đã lên thuyền quay trở về. Hòn đảo không có quán rượu hay cửa hàng, dù có cả một bưu điện.

H6: Foula (tiếng Bắc Âu cổ có nghĩa là “đảo chim”) nổi tiếng với những loài chim biển, thu hút vài trăm du khách đến đây ngắm cảnh mỗi dịp hè. Ngoài du lịch, người dân ở đây sống bằng nghề nông, chủ yếu là nuôi cừu. Tuy nhiên, không giống như nông sản khác có thể vận chuyển bằng máy bay, người dân phải dùng thuyền vượt đại dương để đưa cừu tới chợ bán.

2-hon-dao-3

H7: Eric Ibister, 78 tuổi, lớn lên ở Foula. Ông chỉ rời hòn đảo đúng 2 lần, lần đầu là khi ông được sinh ra. Bên cạnh ông là con bò có tên Daisy và con dê có tên Dixy.

H8: “Nhà của ông ấy như cách đây hàng thế kỷ”, nhiếp ảnh gia Mitchell miêu tả nơi ở của ông Ibster. Phòng khách đầy những cuốn sách cũ và Ong gia cuoiđĩa than. Giữa phòng, ông đặt một chiếc lò gang vừa để nấu nướng vừa để sưởi ấm vào mùa đông.

H9: Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những bầy ngựa pony lang thang giữa khung cảnh thanh bình. Với người dân Foula, lý do họ gắn bó với nơi này xuất phát từ một nghịch lý. Hòn đảo không có những điều kiện cơ bản mà những nơi khác đều có như bệnh viện hay cảnh sát, nhưng cư dân ở đây lại có được sự bình yên trong tâm hồn đến từ niềm tin vào khả năng tự lực cánh sinh của mình. (theo Đông Phong)

Yên Huỳnh chuyển tiếp

SG Ph Tat DaiNÚI VÕ ĐANG CHỐN

BỒNG LAI TIÊN CẢNH HIẾM CÓ

Từ châu thành Cổ Phong có cung Vĩnh Lạc đến Kim Điện trên Thiên Trụ Phong lát đường bằng đá xanh dài hơn 70 km, dọc đường xây dựng 8 cung, 2 quán, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài… tạo thành một quần thể kiến trúc vĩ đại, tổng diện tích xây dựng là 1,6 triệu mét vuông. Xứ sở như chốn thần tiên này có quy mô hoành tráng, tốn phí cực lớn, nói quá lên là trước đó lịch sử chưa từng có.

Võ Đang được coi là một trong những cái nôi võ thuật của Đạo giáo với Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng. Tương truyền, Trương Tam Phong từng tu luyện trên núi Võ Đang, từ đó khai sáng Võ Đang quyền pháp, trở thành một trong những môn phái võ thuật danh tiếng nhất Trung Hoa. Vì thế mà dân gian có câu: “Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang”.

2-vo-dang-1

Núi Võ Đang còn có tên gọi khác là núi Thái Hòa. Trên núi có rất nhiều đại điện nổi tiếng như Tịnh Nhạc cung, Cổ Đồng cung, Huyền Thiên Ngọc Hư cung, Tử Tiêu cung, Kim Điện cung, v.v. Hầu hết tất cả các đại điện và những tòa nhà cổ ở đây đều được bảo tồn khá nguyên vẹn.

H1: Ngoài các tòa nhà cổ xưa, núi Võ Đang còn lưu giữa hơn 7.400 di tích văn hóa quý giá. Đặc biệt là các di sản văn vật Đạo giáo nổi tiếng mang ý nghĩa văn hóa sâu xa. H2: Tử Tiêu cung là cung điện nổi tiếng nhất, có quy mô lớn nhất, các ngôi nhà cũng được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên núi Võ Đang. 2-vo-dang-2Quần thể kiến trúc này hiện có 29 tòa nhà được bố trí trên một sân thượng rộng 6.854 mét vuông.

H3: Nanyan (Nam Nham) cung nằm ở một trong những khu vực đẹp nhất núi Võ Đang. H4: Biểu tượng của núi Võ Đang chính là ngôi đền vàng Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng trên đỉnh núi vào năm 1416. H5: Tượng đài ông tổ phái Võ Đang – Trương Tam Phong.

2-vo-dang-3

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, núi Võ Đang đã chứng kiến những bậc đạo sĩ, chân nhân tu hành nơi đây. Có lẽ vì vậy mà hòa cùng với sắc núi mây trời còn là một không gian huyền thoại, một vẻ đẹp thoát tục tựa chốn bồng lai. (theo Thiên Thanh)

Phan Tất Đại chuyển tiếp

Logo bay gio ke

sg-dinh-dai-2DẦU CÙ LÀ NỔI TIẾNG SÀI GÒN

CỦA CON GÁI HOÀNG TỬ MIẾN ĐIỆN

Rất ít người để ý đến một sự kiện ở Sài Gòn có liên quan đến lịch sử Miến Điện ở giai đoạn vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đó là sự lưu vong của hoàng thái tử Myingun sau khi xảy ra chính biến trong triều đình Miến Điện ở Mandaday, miền bắc Miến Điện, vào năm 1866.

Cuộc nổi loạn cướp ngôi vua hàng trăm năm trước 

Ông hoàng này được Pháp coi là có thể dùng sau này để tranh giành ảnh hưởng với người Anh ở Thái Lan. Hoàng thái tử Myingun Min trốn khỏi Miến Điện sau cuộc khởi loạn ở Mandalay vào năm 1866, giết chú mình là Kanaung (tức em của vua cha Mindon Min) được coi là kế vị vua, và định giết hay bắt phế vua để mình lên ngôi. Người chú bị đâm chết nhưng vua thoát được. Kế hoạch khởi loạn của Myingun thất bại, buộc phải trốn tránh chạy khỏi Mandalay.2-dau-cu-la-1

Theo báo “Le Temps”, Myingun đến Sài Gòn vào đầu tháng 11/1889. Ông sống lưu vong 32 năm ở đây cho đến khi mất.

Theo niên giám Đông Dương 1908, Myingun có địa chỉ ở đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng ngày nay) “128. M. Mingonn, prince de Birmanie”. Nhưng niên giám 1909 không thấy tên. Niên giám 1910 thì cũng trên đường Paul Blanchy nhưng ở số “142. Th. J Myngoon, prince de Birmanie fils”. Niên giám 1911 cho biết Myingun trú ngụ ở số 90 đường Le Grand de la Liraye (nay là đường Điện Biên Phủ) “90. rue Legrand de Liraye, Myngoon, prince de Birmanie”). Niên giám 1912 thì lại ghi là ở số 192 trên cùng đường.

Myingun Min có 3 vợ trong đó có một người là người Việt, ông để lại các con cháu ở Sài Gòn khi ông mất tại đây vào ngày 20/9/1921.

Con gái hoàng tử là chủ hãng dầu cù là Mac Phsu

Trong tiểu sử về các nhà sư Miến Điện, thì ngài Mahasi Sayadaw, là nhà sư nổi tiếng của Miến Điện trong đầu thế kỷ 20 (1904 – 1982), có nói đến con cháu của hoàng tử Myingun ở Việt Nam :

“Sayadaw và đoàn tùy tùng cũng đi thăm Việt Nam từ Cam Bốt. Lý do cho chuyến thăm này là do lời mời của một người có tên là bà Daw Phyu, xuất thân từ Miến Điên. Daw Phyu  (bây giờ chắc ở Pháp) là con gái của vị hoàng tử có tiếng Myingun. Bà Daw Phyu là một thương gia có thế lực ở Việt Nam và rất giàu có. 2-dau-cu-la-2Bà lập gia đình với một người Việt Nam và có các con trai và gái và các cháu nội ngoại.

Bà sản xuất, phân phối và buôn bán dầu trị bệnh.  Cũng giống như dầu “Tiger Balm” nổi tiếng ở Miến Điện, dầu (cù là Mac Phsu) của bà Daw Phyu được ưa chuộng ở khắp Đông Dương. Dầu “Tiger Balm” có màu đỏ, trong khi đó dầu của bà Daw Phyu ở Đông Dương có màu xanh lá cây.”

Những người sống ở Sài Gòn trong thập niên 1960 đều biết đến dầu cù là màu xanh hiệu “Mac Phsu”, cũng như dầu khuynh diệp của bác sĩ Tín, rất phổ thông, được nhiều tầng lớp dân chúng dùng.

Dầu “cù là” là dầu từ Miến Điện. Người Nam bộ xưa kia gọi nước Miến Điện là Cù Là. Vào cuối thế kỷ 19 người Cù Là (Miến Điện) đã đến miền Tây buôn bán. Ở gần Rạch Giá, có xóm gọi là xóm Cù Là, thuộc làng Vĩnh Hòa Hiệp, cách chợ Rạch Giá khoảng 13 cây số… Xóm Cù Là ở Rạch Giá ngày nay hãy còn tên.

Tổng đại lý của dầu cù là Mac Phsu tại Sài Gòn trước đây nằm trên đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi, quận 1), gần nhà thờ Huyện Sĩ, 2-dau-cu-la-3cách cổng xe lửa (nay đã bỏ) chỉ có mấy căn phố. Phía sau lưng nó nay là đường Phạm Ngũ Lão, ngó qua chợ Thái Bình.

Dầu cù là Mac Phsu được quảng cáo khắp nơi ở miền Nam Việt Nam như trên báo chí, biển quảng cáo ở các chợ (như chợ An Đông, chợ Thái Bình,..), ở các hiệu buôn, hiệu thuốc. Dầu của bà Daw Pyu được quảng cáo là dầu cù là, dầu gió hay dầu bạc hà chữa trị “tứ thời cảm mạo”.

Sau năm 1975, công ty sản xuất dầu Mac Phsu không còn hoạt động, bà Daw Phyu và đa số con cháu đã đi định cư ở nước ngoài. Dầu cù là Mac Phsu nay chỉ còn trong ký ức.

Sự liên hệ giữa Việt Nam và Miến Điện trong lịch sử không có nhiều và ít được đề cập đến, nhưng sự kiện ông hoàng tử Myingun lưu vong ở Sài Gòn vào cuối thế kỷ 20 cũng là một sự kiện đáng được nhắc đến.,. (theo Nguyễn Đức Hiệp)

Hai Điếu ĐĐ chuyển tiếp

logo-chuyen-la

SG My Nhan 4NGHỀ LẠ Ở VN

Ít ai nghĩ rằng, ở Việt Nam lại tồn tại những nghề mưu sinh độc, lạ nhưng cũng cho thu nhập khá hấp dẫn như săn gián đêm, ngồi cho muỗi đốt, bồng heo thuê, bán nước biển, buôn lá tre…VN khong co’ thâ’t nghiep

1/- Nghề săn gián đêm : Con gián – vốn là loài côn trùng hôi hám, ai thấy cũng tránh xa – lại đang là nguồn thu nhập chinh của một số gia đình tại các thành phố lớn như Saigon và Hà Nội. Sau khi bắt xong, họ bán gián cho những “cần thủ”, làm mồi câu cá chim, cá tra, cá bông lau,…

Đặc biệt, có những người đã dành gần nửa đời người bắt gián mỗi đêm để mưu sinh như vợ chồng ông Khanh (ngụ ở quận 11, Saigon). Từ lời khuyên một người quen bán lưỡi câu, vợ chồng ông Khanh bắt đầu nghĩ đến chuyện bắt gián kiếm tiền, một nghề với số vốn gần như bằng không. Tuy nhiên, thu nhập từ nghề này cũng khá bấp bênh.

2-nghe-la-12/- Nghề ngồi cho muỗi đốt : Đó là công việc của các tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm của Khoa Côn trùng và Động vật y học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Mỗi tình nguyện viên phụ trách cho hai lồng muỗi ăn vào hai tay hoặc hai chân.

Dự án nhằm đánh giá khả năng muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) mang vi khuẩn Wolbachia (ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết) thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên (lây truyền bệnh sốt xuất huyết) trên đảo Trí Nguyên (Khánh Hòa).

3/- Nghề bồng heo thuê : Chợ heo (lợn) Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) được xem là khu chợ buôn bán heo lớn nhất Việt Nam. Ở đây, có những phụ nữ làm công việc “độc nhất vô nhị”, đó là bồng heo thuê. Mỗi lần bồng một con 2-nghe-la-2heo, họ được trả 500-1.000 đồng tiền công.

Đây là nghề đặc biệt, không đòi hỏi sự khéo léo nhưng lại cần tính thận trọng, chịu khó vì suốt ngày phải tiếp xúc với heo. Lúc nghề bồng heo thuê chưa ra đời, mỗi lần cân heo giống là một lần khó khăn vì nhốt heo vào rọ hay trói để cân sẽ làm heo bị trầy xước, mất giá. Đồng thời, bán xong mà còn khiêng heo cho khách thì rất mất thời gian. Vì thế, cái nghề bồng heo thuê tại đây đã dần hình thành và phổ biến rộng rãi.

4/- Bán nước biển giữa Sài Gòn : Hơn 30 năm qua, người phụ nữ được mọi người gọi bằng cái tên thân mật là dì Đẹp (66 tuổi, Saigon) đã mưu sinh với nghề buôn bán… nước biển để bảo quản hải sản.

Nói về cái nghề có một không hai này, dì Đẹp cũng không ngờ rằng mình lại theo đuổi nó đến tận bây giờ. Chồng dì là người con của biển, nên đánh bắt cá là công việc chính để mưu sinh. 2-nghe-la-3Thời điểm đó dì cùng chồng đánh bắt cá đem lên Sài Gòn bán, đồng thời có mang theo ít nước biển để trữ cho hải sản được tươi sống, dễ bán hơn. Thấy thế, nhiều khách hàng đã mua nước biển về bảo quản tôm, cua, cá,.. để bán lâu hơn. Về sau, phong trào mua nước biển để bảo quản hải sản càng nở rộ hơn nên dì cũng bán luôn cho đến bây giờ.

5/- Buôn lá tre kiếm tiền : Tưởng rằng không có tác dụng gì ngoài việc để đốt, nhưng những chiếc lá tre đã giúp nhiều gia đình ở Mỹ Đức (Hà Nội) và Đoan Hùng (Phú Thọ) kiếm hàng chục triệu, thậm chí là tiền tỷ mỗi năm.

Gia đình bà Đặng Thị Triệu, nghèo ở xã An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội đã có doanh thu lên đến hàng tỷ đồng từ việc buôn bán loại lá này. Theo bà Triệu, lá tre sinh trưởng, phát triển tốt nên chẳng mấy khi thiếu hàng. Hiện giá thu mua lá tre khô là 30.000 đồng/kg; lá tươi là 7.000 đồng/kg. Trung bình mỗi vụ bà Triệu xuất đi 100-200 tấn lá tre. Ngoài xuất sang Đài Loan, lá tre còn thu hút một số đầu mối ở Nhật Bản, thu mua lá tre qua chế biến công nghệ cao để gói bánh.

6/- Nghề săn kiến nhọt độc : Mưu sinh bằng nghề săn kiến nhọt độc thoạt nghe đã thấy rất lạ nhưng ít ai biết đây là một trong những nghề đem lại tiền triệu mỗi ngày cho một số người dân ở Định Quán, Đồng Nai. Kiến nhọt độc là loại kiến có khả năng săn bắt bọ cạp rất tốt, vì thế người dân bắt loại kiến này về để bán kiếm tiền.

2-nghe-la-4

Kiến nhọt sống ở những hang sâu trong các khu rừng đất đỏ, rẫy cao su,… nên việc săn bắt phải khéo léo. Mỗi kg kiến nhọt có giá từ 130.000 đến 160.000 đồng. Mỗi ngày, mỗi người có thể bắt trung bình 5kg kiến. Vào mùa mưa, côn trùng sinh nở nhiều nên có ngày đạt 9,7 kg. Mỗi tháng, một cặp vợ chồng có thể thu nhập từ nghề này từ 15-30 triệu đồng.

7/- Lấy “nước thiêng” : Lấy “nước thiêng” không còn là một công việc bình thường nữa mà được coi là “nghề vip” của người dân Phú Thọ thời gian gần đây. Theo lời truyền tai của người dân quanh khu vực này, nguồn nước tại ngã ba sông Lô – Đà – Hồng tại Phú Thọ rất “thiêng” và không phải ai cũng có thể lấy được nước này.2-nghe-la-5 Người đó phải có tâm trong sáng, không vụ lợi,… Vì vậy, người lấy “nước thiêng” có thể thu về bạc triệu mỗi ngày vì số tiền khách trả cho “nước thiêng” tùy thuộc vào tâm linh mỗi người, không có giá cả cụ thể.

8/- Nghề bóc dây điện : Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết có một so người Việt Nam sống nhờ công việc “xẻ thịt” dây điện. Bởi những khi có đợt thay dây điện, viễn thông, từng bao tải lớn được những người dân ve chai ở Sài Gòn mua hoặc nhặt về chất đầy nhà, bên đường để “mổ” dần. Những người làm việc này chủ yếu là phụ nữ. Mất gần tuần, một người mới kiếm được khoảng 100kg dây đồng. (theo Hạnh Nguyên tổng hợp)

Mỹ Nhàn chuyển tiếp

Logo am thuc

2-hu-tiu-aHỦ TÍU TƯƠI Ở SA ĐÉC

ĐƯỢC LÀM NHƯ THẾ NÀO ?

Để làm ra sợi hủ tíu không bị bở, làm hài lòng thực khách, người Sa Đéc (Đồng Tháp) đã phải trải qua quy trình sản xuất công phu, tỉ mẩn, mất rất nhiều thời gian.

H1: Hủ tíu là một trong những món đặc sản, niềm tự hào của người dân thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). H2: Tại lò của bà Hoa ở ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông, người làm việc luôn phải tất bật, đầu tắt mặt tối suốt cả ngày để sản xuất. Trong ảnh là công đoạn đầu tiên, ngâm gạo với nước.

2-hu-tiu-1

H3: Tiếp đó, nước liên tục được tiếp vào bồn để cho hạt gạo mềm, còn lớp bụi bẩn bên ngoài tách ra.

Sau khi đã đủ mềm, gạo sẽ được bơm vào những thùng chứa khác bằng đường ống. Tại đây, gạo được rửa lại bằng nước thêm vài lần nữa để đảm bảo độ sạch.

2-hu-tiu-2

H4: Máy xay gạo được đặt ở trên cao cho ra bột gạo lỏng xuống thùng đựng phía dưới rồi tiếp tục được đưa vào lu để trộn cho đều. H5: Lúc này người thợ bắt đầu cho thêm bột lọc vào lu và hỗn hợp này tiếp tục được trộn cho đều. H6: Hỗn hợp gạo xay, bột lọc sau khi trộn đều mang màu trắng sữa và được đưa đến máy tráng bánh hủ tíu bằng đường ống. Đây là vòi điều chỉnh lượng hỗn hợp vào máy tráng.

2-hu-tiu-3

H7: Băng chuyền liên tục chạy đưa những tấm liếp vào máy, thợ hứng bánh rồi lấy ra nhanh thoăn thoắt. Người thợ tay này đưa liếp vào máy, tay khác cầm dao để cắt bánh cho vừa bằng kích cỡ của tấm liếp. H8: Quá trình này lặp đi lặp lại từ 4h sáng cho đến khi đủ lượng bánh cần thiết (thông thường là đến trưa). H9: Ông Huề (chồng bà Hoa) ngoài việc điều chỉnh vòi đổ bánh, còn thường xuyên cho củi vào máy tráng để duy trì ngọn lửa.

2-hu-tiu-4

H10: Miếng bánh hủ tíu sau khi được trải đều lên những tấm liếp được chất lên xe đem đi phơi. Những mẻ bánh hủ tíu đầu tiên chờ được phơi dưới ánh sáng của buổi bình minh. H11: Từng liếp bánh hủ tíu được đặt vào giàn phơi. H12: Trong khi đó, quá trình tráng bánh tại lò vẫn liên tục diễn ra.

2-hu-tiu-5

H13: Bà Hoa đặt những tấm liếp vào giàn cao để sấy bánh trong lò than, đảm bảo cho bánh hủ tíu kịp khô. Tuy nhiên, bà cho biết sấy bánh sẽ tốn nhiên liệu và làm cho sợi hủ tíu không ngon bằng cách phơi truyền thống. H14: Trời hửng nắng, mọi người đẩy từng xe bánh hủ tíu ra phơi. Sau đó nó sẽ được mang vào máy cắt thành sợi tươi và có thể sử dụng ngay. H15: Sợi hủ tíu được đóng gói sẵn sàng để vận chuyển tới khách hàng. Vì không có chất bảo quản nên hủ tíu tươi Sa Đéc chỉ giữ được trong vòng 2-3 ngày. (theo Liêu Lãm)

Yên Huỳnh chuyển tiếp

Bình luận về bài viết này