TẾT CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Logo phong tuc

9-nguoi-nhat-1Người Nhật đầu năm Dương lịch đi chùa

TẾT Ở NHẬT

Người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết dương lịch theo phương Tây từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873. Dù ăn vào đầu năm dương lịch nhưng phong tục cổ truyền Á Đông vẫn không thay đổi, bên cạnh đó cũng thu nhận những nét văn hoá mới từ phương Tây qua quá trình giao lưu, tương tác theo dòng chảy của thời gian.

Oshogatsu vốn là tên gọi riêng tháng giêng nhưng hiện nay thường dùng để chỉ khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 3 của tháng dương lịch đầu tiên trong năm. Nên người Nhật bắt đầu chuẩn bị cho Oshogatsu từ ngày 8-12 (ở vùng Kanto là ngày 13).

Người Nhật có tập quán trang trí cây thông (kadomatsu) trước cửa nhà, trước cửa hàng hay trước cổng công ty. Họ quan niệm cây thông là nơi đón thần Toshigamisama – vị thần linh sẽ đem lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ. Ngoài vật tiêu biểu là cây thông thì người Nhật còn dùng các loại thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… tượng trưng nhiều mong ước, nhiều ý niệm khác nhau cho một năm mới tốt lành.9-nguoi-nhat-2

Đêm 30 tết là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Vào đúng 0g đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ. Thời khắc giao thừa, trong tiếng chuông ngân vang, sau khi nói lời chúc mừng năm mới tới mọi người xung quanh, tất cả sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức rượu sake và các món ăn truyền thống vào dịp Oshogatsu này.

Trên bàn ăn ở các gia đình Nhật Bản những ngày này thường không thể thiếu các loại bánh làm từ gạo (tiếng Nhật gọi là omochi), các món ăn chế biến từ cá và hải sản… Các đồ ăn được từ gạo sẽ là nguồn gốc giúp con người thành đạt. Là một quần đảo trên Thái Bình Dương, Nhật Bản có nền ngư nghiệp rất phát triển và đất nước này cũng rất nổi tiếng về các món ăn được chế biến tinh tế từ cá và hải sản. Người dân Nhật cũng quan niệm ăn cá giúp trí não con người trở nên thông minh.

Cũng giống nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam… người Nhật thường đi lễ chùa cầu may mắn, tốt lành cho năm mới. Phong tục này trong tiếng Nhật gọi là Hatsumode. Người ta đi tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm đó. Trước khi đi lễ phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ. Tiền hương hoa dâng Phật là những đồng tiền họ tung vào hòm công đức đặt trước điện thờ. Người làm lễ sẽ chắp tay lạy hai lễ, vỗ tay hai lần, rồi chắp tay cầu nguyện và cuối cùng lạy một lễ. Người Nhật thường bỏ tiền ra để rút quẻ hoặc mua một mũi tên thần nhằm cầu mong được thần Phật phù hộ độ trì một năm mới bình an, phát đạt.

9-nguoi-nhat-3

Trong các ngày mồng một, hai và ba, người Nhật thực hiện các cuộc thăm viếng đầu xuân, tới chúc tết họ hàng, người thân, bạn bè cũng như hàng xóm láng giềng. Thông thường mỗi nhà sẽ để một cuốn sổ kèm bút trước cổng để khách đến chúc tết ghi lại tên hoặc lưu danh thiếp lại thông báo đã tới thăm nhà. Hoặc có nhiều người khách sẽ mang theo nhiều khăn tay nhỏ đề tên mình để tặng chủ nhà làm kỷ niệm.

Oshogatsu là khoảng thời gian yêu thích của trẻ con Nhật Bản vì các em sẽ được nhận tiền mừng tuổi. 9-nguoi-nhat-4Tiền mừng tuổi trong tiếng Nhật là “Otoshidama”, từ này xuất phát từ ý nghĩa chỉ sức mạnh của vị thần Toshigamisama. Trong dịp này trẻ em thường chơi các trò như đánh cầu, thả diều… Nếu đọc bộ truyện tranh Đôrêmon nổi tiếng, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhóm bạn nhỏ Nôbita, Xuka, Chaien, Xêkô, Đêkhi… chơi những trò này trong các mẩu chuyện về ngày tết. Tuy nhiên, hiện nay trẻ em Nhật không mấy khi chơi đánh cầu, thả diều… vốn là những trò chơi truyền thống mang niềm tự hào của nước Nhật vào dịp Oshogatsu nữa.

Một trong những nét đặc sắc của phong tục đón tết của người Nhật là tập quán gửi thiếp chúc mừng năm mới. Tập quán này tương đối giống các nước Âu – Mỹ song thực tế khởi nguồn từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản.

Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990 thì việc gửi lời chúc mừng năm mới qua điện thoại, e-mail thay vì gửi bưu thiếp trở nên phổ biến hơn. 9-nguoi-nhat-5Và khi gặp ai đó dịp đầu năm mới, người Nhật Bản cũng thường nói câu “Happy new year” hơn là sử dụng câu chúc mừng năm mới truyền thống bằng tiếng Nhật

Oshogatsu là một trong những dịp lễ hội tồn tại lâu đời nhất ở Nhật Bản. Hiện nay, không khí Oshogatsu ở Nhật Bản không còn đầy đủ vẻ bình lặng, mà mỗi người đều có thể trải qua những khoảng thời gian thư thả vui chơi cùng người thân, gia đình như ngày xưa. Các cửa hàng kinh doanh mở cửa từ ngày mồng một, và mở tivi khiến không khí đường phố trở nên ồn ào.

9-tet-cac-nuoc-1TẾT Ở CÁC NƯỚC

Tạp chí Travel and leisure liệt kê những cách thức kỳ lạ mà người dân khắp nơi trên thế giới đón chào và dự đoán những điều sẽ diễn ra trong năm mới.

– Tây Ban Nha : Đúng thời khắc nửa đêm giao thừa, người Tây Ban Nha có tục lệ ăn thật nhanh 12 quả nho – mỗi quả vào mỗi tiếng đánh của đồng hồ, được cho sẽ tượng trưng cho may mắn của một tháng trong năm tới. Ở Madrid, Barcelona và những thành phố Tây Ban Nha khác, mọi người tụ tập ở những quảng trường chính để cùng ăn nho và chuyền nhau những chai rượu.

– Phần Lan : Một truyền thống lâu đời của người Phần Lan là thả mẩu sắt nóng chảy vào trong một thùng nước và nhìn hình dáng của miếng kim loại sau khi đông cứng để đoán hậu vận năm mới. Hình trái tim hoặc hình nhẫn có nghĩa là một đám cưới trong năm tới, một chiếc thuyền tiên đoán việc du lịch và hình con lợn tượng trưng cho rất nhiều thức ăn.

Panama : Vào năm mới có truyền thống đốt những hình nộm người nổi tiếng. Những hình nộm có thể là các nhân vật xấu xí hay các chính trị gia đang bị đả kích. Những hình nộm này tượng trưng cho năm cũ và việc đốt chúng có ý nghĩa đuổi đi những ám khí để chuẩn bị cho một khởi đầu mới.

9-tet-cac-nuoc-2– Scotland : Người Scotland có tập tục xông đất. Người đầu tiên bước qua ngưỡng cửa trong năm mới nên mang theo một món quà may mắn (rượu whisky là phổ biến nhất). Scotland cũng có lễ đốt lửa mừng năm mới, đặc biệt là ở làng chài ở Stonehaven, những người đàn ông trong thị trấn sẽ vừa diễu hành vừa đu đưa những quả cầu lửa lớn trên những cây sào (tượng trưng cho mặt trời, chiếu sáng năm mới).

Philippines : Những vật hình tròn (tượng trưng cho tiền xu) là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong năm mới ở Philippines. Rất nhiều gia đình người Philippines bày những đĩa hoa quả hình tròn trên bàn ăn vào đêm giao thừa. Một số gia đình khác còn cụ thể hơn khi bày chính xác 12 trái cây lúc nửa đêm (thường nho là dễ nhất).

9-tet-cac-nuoc-3Đan Mạch : Rất nhiều người Đan Mạch đón năm mới bằng cách đứng trên ghế và cùng nhau nhảy xuống vào thời khắc giao thừa. Nhảy vào tháng 1 được cho là hành động giúp xua đuổi vận xui và mang lại may mắn.

Trung và Nam Mỹ : Ở Brazil, Ecuador, Bolivia và Venezuela, người ta thường mặc những quần lót đặc biệt trong đêm giao thừa để được may mắn. Ở những thành phố như Sao Paulo và La Paz, trước ngày Tết, những chiếc quần sặc sỡ được bày đầy chợ. Màu được ưa chuộng nhất là đỏ và vàng; đỏ được cho là mang đến tình yêu, còn vàng được cho là mang đến tiền bạc.

TẾT CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Đông Nam Á hiện có tất cả 11 quốc gia, gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Lào, Campuchea, Myanmar, Bruney và Đông Timor. Trong đó 10 nước nằm trong “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” (Asean), còn Đông Timor mới 9-tet-dna-1được trả độc lập vào năm 2002 nên chưa kết nạp.

Tuy vậy mỗi quốc gia có những ngày Tết và phong tục khác nhau, chúng ta thử tìm hiểu những cái Tết nơi đất bạn :

Tết Thái Lan : Ngày Tết ở Thái Lan gọi là Song-kram thường vào giữa tháng 4 dương lịch (từ 13 đến 17/4), người dân đa số theo đạo Phật nên có lễ té nước (nước có pha hương liệu) vào mọi người bất kể thân hay không thân. Lễ té nước có ý nghĩa xóa đi những tội lỗi trong năm cũ.

Tết Indonesia : vào ngày đầu năm của lịch Hồi giáo, chọn ngày có 16 ngôi sao gọi là Bêtan Vêlucu, người dân lấy 16 cây mạ tốt nhất đem ra ruộng cấy thành một vòng tròn để tỏ lòng tôn kính bà Chúa Giaođơ Vixnơ. Sau này 16 cây mạ trổ bông lúa họ sẽ gặt và cất giữ với hy vọng trong năm sẽ được mùa.

Còn ở thành phố, người dân chia nhau dựng những ngai thờ cao 2 mét bằng gạo nhuộm đủ màu sắc và bằng những trái dừa, cây mía để làm nơi tế thần linh. Và đặc biệt những đám rước kiệu để khi cuối tết họ đưa ra sông và dìm kiệu xuống nước, coi đó là điều xin thần nước che chở cho mưa thuận gió hòa (vì Indonesia có trên 3.000 9-tet-dna-2đảo lớn nhỏ).

Tết Malaysia : đây cũng là quốc gia theo đạo Hồi, nên ngày Tết trùng với tết của Indonesia, nhưng chỉ có những lễ hội để vui chơi ngoài việc cầu kinh xin mọi sự tốt lành trong năm mới.

Tết Myanmar : là một quốc gia có truyền thống Phật giáo, nằm sát với Thái Lan. Ngày tết của Myanmar cũng vào giữa tháng 4 (tháng Tagu) như của Thái Lan có tên Thing Yang, cũng có tục té nước.

Trong 5 ngày tết từ ngày 13 đến 17/4 DL, tết Thing Yang lấy từ tiếng Phạn “Sankranta” có nghĩa chuyển vận thay đổi.

Có tục truyền từ khai thiên ra đất nước Myanmar thần Brahma tên là Kali gây xích mích với Ngọc hoàng Thượng đế Sakka, và vụ việc được đem ra xử trước các thần linh trên tiên giới. Thần Kali thua kiện, đầu bị rơi; Nhưng các phán quan không biết phải để đầu thần Kali ở đâu, khiến Ngọc Hoàng phán trao đầu thần Kali cho các tiên nữ giữ mỗi người 1 năm.

Sankranta là thời kỳ thay đổi đầu thần Kali từ tiên nữ này sang tiên nữ khác. Cũng vào dịp này Ngọc Hoàng Thượng Đế (còn có tên Thagyamin) xuống hạ giới lập danh sách những người thiện, ác mà thưởng phạt (khác với Tết Việt, Táo SG Lan HuongQuân lên thượng giới báo công tội của gia chủ).

Về tục té nước, theo truyền thuyết đã có hơn 2000 năm vào tiết xuân, gia đình hoàng đế Sakya thường đưa nhau đến hồ nước xanh và vẫy nước vào nhau.

Vua Narasipate (1254-1287) thấy tục té nước hay nên dạy dân chúng theo tục này, vào dịp tết nhà vua cho dựng một hồ bơi che kín bốn bề để vua và các cung nữ vào tắm vui đùa, người dân theo tục đó cũng tự ra sông tắm và té nước vào nhau cho vui.

Lan Hương tổng hợp chuyển tiếp

8-tap-tuc-1NHỮNG TẬP TỤC KỲ LẠ

New Guinea : Nướng xác chết

Có một bộ lạc thích ăn thịt kẻ thù, họ coi đó là một cách hấp thu trí tuệ. Một thanh niên thuộc bộ lạc trên đã xác nhận điều này : “Đó là chuyện có thật, nhưng từ mấy chục năm về trước. Bây giờ, chúng tôi không làm như vậy, tuy nhiên ở các thôn làng khác thì tôi không được rõ họ còn giữ tập quán “ăn thịt người” này không !”.

Hiện nay ở bộ lạc Cocococo mặc dù thổ dân không còn ăn thịt người, nhưng tập quán sử dụng đầu lâu kẻ thù… làm gối vẫn còn phổ biến. Đối với họ, đầu  lâu nào thiếu hàm dưới là đầu lâu kẻ thù, trái lại là đầu lâu người thân. Phần lớn người của bộ lạc Cocococo rất hiếu chiến. Nguyên nhân gây chiến là tranh giành lãnh thổ hoặc trả thù…

Các cuộc chiến thường diễn ra bằng cung tên, kéo dài chừng vài chục phút. Người bị thương được chuyển đến địa điểm an toàn, những người còn lại tiếp tục chiến đấu đến khi có số thương vong quá nhiều hoặc bóng đêm buông xuống, cuộc chiến mới chấm dứt. Đối với kẻ địch người Cocococo rất dữ tợn, nhưng có người trong bộ lạc qua đời, họ lại thể hiện tình cảm bằng tập tục lạ lùng : nướng thi thể.

Nướng xác chết : Khi đó thân nhân người chết tắm gội thi thể cho sạch sẽ, rồi bôi lên xác một lớp đất sét đỏ, đoạn đặt lên giá cao. Họ để xác chết cách ngày, thân hữu người chết sẽ bọc thi thể bằng một tấm chiếu cỏ và chuyển đến một căn nhà tạm, đặt lên “chiếc ghế tử vong” cho máu chảy hết xuống đất. 8-tap-tuc-2Trên mặt đất, lại đào cái hố nhỏ, sâu chừng 10 cm để máu người chết không lan tràn ra khắp nơi. Người còn sống ngồi khóc để biểu thị nỗi đau buồn.

Việc truy niệm này phải tuân thủ một điều cấm kỵ : khi khóc, không được chùi nước mũi. Đối với họ, 2 dòng nước mũi càng dài càng thể hiện tình cảm thân thiết. Để thông tin về cái chết, người nhà đích thân chạy tới từng thôn xóm lân cận, hoặc đánh trống báo tin. Khi biết tin người trong bộ lạc không ai được nói chuyện lớn để giữ gìn sự yên tĩnh cho người chết, vì tin rằng linh hồn người chết vẫn còn ở trong nhà và trong bộ lạc của mình. Mọi người sợ tiếng ồn sẽ làm linh hồn bay đi.

Sau ba ngày máu trong thi thể đã chảy cạn xuống hố, thân nhân liền mang củi đã chuẩn bị sẵn đến để lo việc nướng xác. Việc nướng xác được thực hiện bằng khói chứ không dùng lửa. Vì thế họ dùng củi tươi còn dính những cành lá xanh. Lúc này mùi hôi thối từ xác chết xông ra nồng nặc cả vùng, nhưng người Cocococo lại thản nhiên như không ngửi được nó.

Họ hong xác như thế kéo dài từ 3 tháng đến nửa năm, nhưng chưa phải đã hoàn tất việc cử hành tang lễ. Vì tiếp theo tập tục nướng xác chết, xác được đưa đến một huyệt mộ riêng của gia đình, mỗi năm xác chết bị nướng đó được trát  thêm một lớp đất sét, với mục đích đề phòng dòi bọ và hư hại.

Tập tục nướng xác chết ngoài bộ lạc Cocococo ra, còn có tại hai bộ lạc Oiwa và Koge, sống trên vùng cao cheo leo cách mặt biển 2.000m, 8-tap-tuc-3đường đi cực kỳ gian nan. Đường vào hầm mộ của bộ tộc Koge chỉ rộng 1m, còn đáy sâu thăm thẳm.

– Cũng trên đảo New Guinea, bộ lạc thích trang điểm nhất là người Huli. Ngoài việc vẽ trên thân thể, họ còn mang nhiều loại tóc giả cực kỳ cổ quái. Người Huli thích xâm mình vì khi có chiến tranh, đó là cách đe dọa kẻ thù; và trong thời bình là cách “quyến rũ” người khác phái. Lâu dần, xâm mình trở thành một phong tục, là biểu tượng của thẩm mỹ và giai cấp.

Nhưng cũng có những tình huống đặc biệt. Trong một tang lễ của một phụ nữ bị chồng sát hại. Trước vụ án, tù trưởng xử phạt người chồng phải bồi thường cho bên vợ 180 đầu heo. Trong tang lễ, đàn ông vẽ mặt, phụ nữ quỳ phía sau tù trưởng với bộ mặt được trang điểm bằng bốn màu đỏ, đen, vàng, trắng. Trong đó, màu đen chính là máu lấy từ thi thể nạn nhân, biểu thị lòng thương xót với người chết .

Bộ lạc Huli rất coi trọng việc huấn luyện một thế hệ thanh niên đủ bản lãnh chiến đấu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Việc huấn luyện được tiến hành tại nhà một lão sư kinh nghiệm chịu trách nhiệm. Khi tốt nghiệp, học sinh nhận được một chứng thư dệt bằng cỏ.SG Xuan Mai Một trong những tiết mục giáo dục của họ là lễ thành niên, dành cho thiếu niên từ 12 đến 14 tuổi. Đấy là nghi thức giúp họ trở thành người lớn.

Trong buổi lễ, học sinh sẽ được xuyên qua mũi một thanh trúc dài chừng 50cm. Đây là một thanh trúc mỏng và sắc bén, do một người xuyên vào, một người kéo qua. Khi nghi thức hoàn thành, mặt người thanh niên dầm dề máu.

Dù rất đau đớn nhưng theo họ, đó là cách tốt nhất để thử thách và rèn luyện khả năng chịu đựng của thanh niên.

Xuân Mai chuyển tiếp

Logo phiem

SG Que Phuong12 CON GIÁP KỂ CÔNG

Ngày xửa ngày xưa, sau nhiều vòng tuyển chọn gắt gao, Trời đã tìm được 12 con vật sẽ đại diện 12 địa chi. Tuy nhiên, Trời còn băn khoăn chưa biết xếp ai đầu bảng. Thế nên, một cuộc họp đã được triệu tập để tìm ra loài xứng đáng nhất.

Anh Trâu to lớn hăng hái phát pháo đầu tiên : “Loài Trâu chúng tôi có công lao động giúp người no ấm. Con người bao giờ cũng coi trọng trâu, “con trâu là đầu cơ nghiệp”. “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Việc lớn phải làm trong đời là “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Trâu vừa là “đầu,” vừa là “trước,” lại còn hơn cả… vợ nữa nhé. Tôi đứng đầu là phải rồi.

Bác Hổ nghe nói thế cười khì bảo : Anh trâu ơi, để anh đứng đầu rồi người ta suốt ngày làm quần quật như… trâu à ? Anh quan trọng với người thật, 5 Con copnhưng họ chỉ xem anh như cái cày cái cuốc thôi. Còn tôi đây đường đường xưng hiệu “chúa sơn lâm,” ai nhắc đến cũng phải kính nể gọi một tiếng “ông ba mươi.” “Chúa sơn lâm” tất phải đứng đầu rồi, lãnh đạo phải có uy như tôi đây mới được.

Cô Mèo liền lên tiếng : Bác Hổ nói có lý đấy, nhưng thời nay làm sếp mà không có… ngoại hình cũng không được đâu. Hình dáng bác khiếp thế kia, làm sao đi… giao dịch chứ ? Phải như em đây, mình nhỏ, eo thon, dễ luồn dễ lách, lại giỏi lấy lòng, ăn vụng còn biết… chùi mép, có lỡ “ị” ra cũng biết cách giấu diếm… thế mới làm lãnh đạo được chứ ? Bác không biết phụ nữ rất yêu loại mèo bọn em à ? Mà phụ nữ là ưu tiên một đấy nhé.

Cậu Chó nhảy vào nói: À không, không thể được, người đứng đầu mà lại lươn lẹo như cô em à ? Phải là người trung thành, đáng tin cậy như anh đây. Người ta bảo chó là người bạn tốt nhất của con người, ai mà cầm tinh tuổi anh đều dễ… thương cả đấy.

ChoNghe thấy thế, bác Rồng vừa e hèm vừa vuốt râu : Cậu em chó có thể làm bạn với người, nhưng ta cần… sếp, chứ có cần bạn đâu? Như ta đây, linh thiêng, cao quý mạnh mẽ nhất, luôn ở trên trời, sai gió gọi mưa… thế mới xứng là người đứng đầu !

Cô Rắn liền xì một tiếng rõ to, vừa uốn éo mình xà, vừa phát biểu : Bác Rồng ơi, bác nhìn quanh xem, có ai là con vật tưởng tượng như bác không ? Bác mà đứng đầu, thiên hạ lại chẳng bao giờ biết mặt mũi bác là ai, nhưng như mấy ông quan… liêu ấy à ? Cử bác làm sếp, em chỉ e việc gì rồi cũng ảo như quỹ đầu tư thì chúng em… chết. Chi bằng cứ chọn em đây, trông cũng giống bác, nhưng được cái sờ tận tay, day tận mặt được. Bác cứ hỏi quý ông xem có ủng hộ rượu tam xà, ngũ xà không nào ?

Anh Ngựa gõ móng ra chiều không thuận : Hình dáng cô rắn mà làm sếp khó coi lắm, làm… Thư ký thì được. Cô cứ uốn éo thế kia, lại mang nọc độc, ai mà dám ngoại giao với cô ? Phải chọn tôi, nhanh nhẹn, dáng đẹp này, biết đoàn kết này : Ngua“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đấy, làm kinh tế giỏi này. (Không tin các bác cứ đến trường đua… ngựa mà xem nhé).

Bác Dê be he lên một tràng : Chọn anh để thói … ngựa nó xuất hiện ngày càng nhiều à ? Lý do chọn tôi không thể đơn giản hơn các bác ạ. Thử hỏi không bắt chước loài… dê chúng tôi, có duy trì nòi giống con người không? Khối ông quan to vẫn học theo sư phụ này đấy nhá.

Cậu Khỉ liền góp tiếng: Này, xét ra, tôi mới chính là tổ tiên loài người, trông… người hơn quý vị nhiều đấy. Lại nhớ xưa kia Tề Thiên Địa Thánh oai hùng đại náo thiên cung, danh vang khắp chốn. Tôi đứng đầu mới hợp lẽ.

Anh Gà vỗ cánh phành phạch : Cậu cứ hay làm trò khỉ, sao đủ nghiêm túc đứng đầu? Phải như tôi đây, gồm đủ Văn – Võ –Nghĩa –Tín –Dũng, lại mỗi sáng đều dậy sớm gọi mặt trời. Có tôi đứng đầu, đời mới tươi sáng chứ.

Chú Heo đứng mãi cuối hàng, bây giờ mới lên tiếng : Các bác ạ, em chẳng có công trạng to lớn gì, nhưng giúp người no ấm cũng chả kém anh Trâu là mấy, chỉ cần bán… thân em cũng đủ. Con người cũng tôn kính em chả kém bác Hổ, chẳng thế mà người ta luôn đặt đầu em lên bàn thờ những dịp lễ trọng. Còn trò của bác Dê bọn em cũng làm rất tốt. ChuotEm chỉ biết, nhìn em là thấy sung túc, no đủ, với lại an nhàn rồi. Con người ai chẳng thích thế hả các bác, dân dĩ thực vi tiên mà. Chọn em đứng đầu mới phải.

Các con vật đều đã phát biểu, Trời nhìn đi nhìn lại mới thấy chú Chuột từ đầu cứ tủm tỉm cười mà chẳng nói gì. Trời liền phán hỏi : “Tại sao Chuột không nói gì ? Hay ngươi không muốn đứng đầu ?

Chuột liền cung kính đáp : “Bẩm Trời, con nghe các bác này nói mà thấy họ đều lầm cả. Ví như bác Hổ, có sức mạnh đấy nhưng chỉ dọa được vài người là cùng. Anh Trâu, anh Ngựa, anh Chó, cô Mèo… đều chỉ quanh quẩn xó nhà, tác động không thể to lớn. Anh Gà, bác Rồng chỉ có giá trị tinh thần, khó… thuyết phục quần chúng lắm

Còn họ nhà Chuột chúng con, tuy nhỏ bé nhưng cắn phá hết mùa màng làm hư hao kho to đụn lớn đều là chuyện nhỏ. Nhiều ông quan hạ giới đục khoét kho tàng rỗng ruột rồi đều đổ cho Chuột làm, xem thế đủ biết sức mạnh loài Chuột. Lại có câu “cháy nhà mới ra mặt Chuột,” chui sâu, trèo cao, ẩn mình kỹ lưỡng… như thế, Ong gia cuoinên loài chuột chúng con hay được ví với những ông quan to, hay nắm giữ chức cao quyền lớn, mà sức ăn thật vô cùng, chẳng từ thứ gì.

Những kẻ ấy thật ra là những con chuột lớn đi hai chân mà thôi. Vì thế mà con thiết nghĩ chỉ có chúng con mới xứng đáng, thưa Trời !

Nghe lập luận đanh thép này của Chuột, chẳng loài vật nào nói được gì nữa. Thế là từ đó, Trời chọn Chuột đứng đầu 12 con giáp, khiến cho mãi đến nay, rất nhiều Chuột hai chân vẫn còn nhan nhản trên đời!

Quế Phượng chuyển tiếp

Bình luận về bài viết này